Multimedia Đọc Báo in

Tư vấn mùa thi

Dak Lak đang cần nhân lực các nhóm ngành nông - lâm nghiệp

09:01, 02/03/2011

Xác định rõ ngành nghề yêu thích và đã lên kế hoạch học tập trong 3 năm THPT, nhưng khi đặt bút đăng ký nhóm ngành, trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ), nhiều học sinh vẫn băn khoăn về nhu cầu nguồn nhân lực mà xã hội đang cần.

Theo Tiến sĩ Lê Thị Thanh Mai, Phó trưởng Ban Đại học và sau đại học (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh), trong xu thế phát triển kinh tế- xã hội hiện nay có hai yếu tố ngành nghề: phục vụ cho khu vực Nhà nước và tư nhân. Các ngành được đào tạo nhiều nhất là về nhóm ngành kinh tế, kế toán-kiểm toán....

Tại Tây Nguyên, nhu cầu nhân lực chủ yếu tập trung vào các ngành nông-lâm nghiệp, khai thác khoáng sản, khai khoáng....Tùy từng địa phương, nhu cầu nhân lực khác nhau ở từng nhóm ngành, chúng ta chọn trường, chọn ngành và nếu muốn về địa phương phục vụ, học sinh cần tìm hiểu địa phương đó cần nhóm ngành nghề nào. Tùy nhóm ngành nghề, doanh nghiệp cần người tốt nghiệp ĐH, CĐ hay TCCN. Ví dụ nhóm ngành du lịch chủ yếu cần tuyển người tốt nghiệp TCCN. Chúng ta tham khảo nhu cầu nhân lực và cần xem xét năng lực mình có đủ để vào ngành nghề đó hay không để chọn ngành, chọn trường phù hợp.

Xung quanh vấn đề nhu cầu nguồn nhân lực xã hội đang cần, ông Trương Thức, Trưởng Phòng Giáo dục Chuyên nghiệp Sở GD - ĐT tỉnh Dak Lak cho biết thêm, hiện nay và tương lai, trên địa bàn Dak Lak hình thành các khu công nghiệp tập trung nên đang rất thiếu nguồn nhân lực về các ngành nông - lâm - ngư nghiệp. Bên cạnh đó, nhóm ngành kỹ thuật và nhóm ngành xã hội đối với tỉnh như ngành tư pháp hiện cũng đang rất cần nhân lực. Riêng ngành sư phạm, hằng năm tỉnh chỉ tuyển 20% trong tổng số đơn xin vào ngành này vì nhu cầu không cao. Năm nay, có khả năng nhu cầu ở các trường THPT, giáo dục thường xuyên, trường nội trú cũng không cao.

 Nguyên Hoa

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.