Multimedia Đọc Báo in

Bộ GD-ĐT triển khai thí điểm đổi mới đánh giá học sinh tiểu học VNEN

17:09, 25/08/2013
Ngày 21-8, Bộ GD-ĐT ban hành văn bản số 5737 hướng dẫn các Sở GD-ĐT triển khai thí điểm đổi mới đánh giá học sinh tiểu học thực hiện theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN).
 
Nguyên tắc đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của các em; bảo đảm kịp thời, công bằng, khách quan và toàn diện; 
 
Đánh giá những biểu hiện phẩm chất và năng lực của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học; đánh giá dựa trên thái độ, hành vi, kết quả về kiến thức, kỹ năng và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của học sinh; áp dụng các kỹ  thuật đánh giá phù hợp với đặc điểm tổ chức lớp học, quá trình hoạt động dạy học/giáo dục trong VNEN.
Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (TP. Buôn Ma Thuột) là một trong 4 trường triền khai thí điểm môl hình
Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (TP. Buôn Ma Thuột) là một trong 4 trường triển khai thí điểm mô hình VNEN trên địa bàn tỉnh

Kết hợp đánh giá của giáo viên, các đoàn thể, tổ chức trong và ngoài nhà trường, cha mẹ học sinh và tự đánh giá của học sinh;  trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.

Đánh giá sự tiến bộ của mỗi học sinh, không so sánh với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
 
Các hình thức đánh giá gồm: đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ kết quả học tập, đánh giá tổng hợp cuối học kỳ I, cuối năm học.
 
Kết quả đánh giá được sử dụng để xây dựng, điều chỉnh kịp thời kế hoạch, nội dung, phương pháp, biện pháp dạy học/giáo dục của giáo viên, học sinh nhằm đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất, đem lại niềm vui và hứng thú học tập, rèn luyện đối với học sinh; xét hoàn thành chương trình lớp học, cấp học.
Đối với những học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học, cấp học thì ghi rõ bài nào của từng môn học và hoạt động giáo dục để giáo viên, nhà trường có kế hoạch hỗ trợ học sinh đó hoàn thành. 
 
Năm học 2012-2013, Bộ GD-ĐT đã triển khai Mô hình VNEN tại 1.447 trường tiểu học, trong đó tỉnh Dak Lak có 74 trường. Năm học 2013-2014 sẽ có thêm nhiều trường áp dụng theo mô hình VNEN. 
 
NH ( Nguồn Bộ GD-ĐT)
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.