Multimedia Đọc Báo in

Dak Lak có 6 huyện được thụ hưởng Dự án giáo dục trung học cơ sở khu vực khó khăn

16:56, 09/08/2014

Trong tổng số 135 huyện của 28 tỉnh thuộc 4 khu vực Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải miền Trung được thụ hưởng Dự án giáo dục trung học cơ sở (THCS) khu vực khó khăn nhất giai đoạn 2, trong đó tỉnh Dak Lak có 6 huyện. 

Nhờ sự hỗ trợ của Dự án, học sinh trung học cơ sở
Nhờ sự hỗ trợ của Dự án, giáo viên, học sinh các trường THCS khó khăn nhất tỉnh đã có phòng nội trú ( Trong ảnh: Nhà  công vụ của giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Lak) 
Giai đoạn 2 của Dự án thực hiện trong 6 năm (từ 2015 – 2021) với tổng vốn đầu tư 93 triệu USD, trong đó vốn vay ADB là 80 triệu USD, còn lại là vốn đối ứng trong nước. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc và những vùng khó khăn nhất, góp phần thực hiện các mục tiêu chiến lược quốc gia về phổ cập giáo dục THCS, giảm đói nghèo, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng, các dân tộc, Dự án tập trung tăng cường cơ sở vật chất; hỗ trợ đào tạo giáo viên; bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cán bộ quản lý và giáo viên; cung cấp tài liệu học tập; ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục THCS; hỗ trợ lương thực cho học sinh bán trú. 
 
Trước đó, giai đoạn 1 của Dự án, Dak Lak có 86 trường THCS thuộc 7 huyện là Ea Súp, Buôn Đôn, Lak, Ea Kar, M’Drak, Krông Năng và Ea H’leo được đầu tư 79,2 tỷ đồng, trong đó vốn ADB là 64,2 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng của trung ương, tỉnh. Theo đó đã đầu tư xây dựng 89 phòng học, 4 phòng thư viện, 12 phòng thí nghiệm, 139 phòng nội trú học sinh, 59 phòng công vụ giáo viên, 19 nhà bếp  và 33 công trình vệ sinh cho 19 các trường THCS tại 7 huyện trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ 63.810 kg gạo cho 2.127 lượt học sinh các trường được đầu tư xây dựng phòng nội trú; hơn 17 nghìn giáo viên THCS được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ….
 
Nguyên Hoa 
 
 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.