Multimedia Đọc Báo in

Kiên quyết chấn chỉnh lạm thu đầu năm học

11:18, 03/10/2014
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Mạnh Hùng vừa ký công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chấn chỉnh tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục.
 
Công văn nêu rõ: thời gian qua, với sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền các địa phương, các quy định hiện hành về thu góp, đồng phục học sinh được thực hiện nghiêm túc trong hầu hết các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, qua phản ánh của báo chí và nhân dân, ở một số cơ sở giáo dục vẫn xảy ra việc thu góp trái quy định, ép buộc học sinh may (mua) quần áo đồng phục gây bức xúc trong dư luận xã hội.
 
Ảnh: minh họa
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, các trường không được ép buộc học sinh may (mua) đồng phục . Ảnh: minh họa
 
Thực hiện Nghị định số 115, ngày 24-12-2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở GD-ĐT phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện một số nội dung: Hướng dẫn, giám sát và kiểm tra các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện các khoản thu, chi trong trường học bảo đảm đúng các quy định hiện hành. Đối với các khoản đóng góp, tài trợ theo hình thức xã hội hóa để góp phần tăng cường cơ sở vật chất, trường lớp, hỗ trợ các hoạt động giáo dục phải thực hiện theo Thông tư số 29, ngày 10-9-2012 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Kiểm tra các cơ sở giáo dục về việc thực hiện Thông tư liên tịch số 20, ngày 30-5-2014 của liên Bộ GD-ĐT, Tài chính, LĐ-TBXH; Thông tư 55, ngày 22-11-2011 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Có hình thức xử lý nghiêm, kịp thời đối với hiệu trưởng những cơ sở giáo dục để xảy ra tiêu cực trong việc lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ học sinh để thu góp hoặc ép buộc học sinh may (mua) quần áo đồng phục trái quy định. 
 
Bộ GD-ĐT đề nghị UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan quản lý giáo dục địa phương quán triệt tinh thần công văn này tới các cơ sở giáo dục và phổ biến tới giáo viên, cha mẹ học sinh. 
 
NH ( Nguồn GD&TĐ
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.