Multimedia Đọc Báo in

Kế hoạch tuyển dụng cử nhân giáo dục quốc phòng và an ninh

18:13, 27/12/2016
Bộ GD-ĐT cho biết, hệ đào tạo dài hạn chính quy cử nhân giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQPAN) bắt đầu ra trường khóa đầu tiên năm 2016 với 130 giáo viên, năm 2017 là 260 giáo viên và những năm tiếp theo sẽ tăng lên.
 
Các địa phương có nhu cầu tuyển dụng làm việc với Sở Nội vụ và báo cáo về Bộ GD-ĐT, Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn tuyển dụng, biên chế giáo viên theo Quyết định số 607/QĐ-TTg.
 
Do đề án “Đào tạo giáo viên, giảng viên GDQPAN cho các trường THPT, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, CĐ nghề và các cơ sở giáo dục ĐH đến năm 2020” chỉ tuyển sinh đến hết năm 2017 và đào tạo đến hết năm 2020, Bộ GD-ĐT yêu cầu Sở GD-ĐT các tỉnh, thành phố; các cơ sở giáo dục ĐH, các trường trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở dạy nghề lập kế hoạch cử giáo viên đi đào tạo văn bằng 2 giáo viên GDQPAN năm 2016.
 
Đối tượng cử đi đào tạo ĐH văn bằng 2, thời gian 18 tháng tập trung cho đối tượng tuyển sinh là giáo viên hiện đang giảng dạy tại các trường THPT, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề, đã tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có chứng chỉ đào tạo ngắn hạn (6 tháng) giáo viên GDQPAN do các cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp; giáo viên ghép môn với GDQPAN.
 
ĐH văn bằng 2, thời gian 24 tháng tập trung cho đối tượng tuyển sinh là những người đã có bằng tốt nghiệp đại học các ngành khác.
 
Chế độ, chính sách đối với người học quy định tại Quyết định số 607/QĐ-TTg đã được Bộ GD-ĐT thống nhất với Bộ Tài chính hướng dẫn tại Công văn số 2788/BGDĐT-KHTC. Các cơ sở đào tạo sẽ có thông báo cụ thể về chế độ, chính sách đối với người học khi tuyển sinh đào tạo theo chỉ tiêu của Bộ GD-ĐT.
 
Nguyên Hoa ( Nguồn GD&T ĐT)
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.