Multimedia Đọc Báo in

Một số thông tin về kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2016

10:32, 19/02/2016

Trên cơ sở tổng kết rút kinh nghiệm kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) hệ chính quy năm 2015; tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà giáo và toàn xã hội, Bộ GD-ĐT chủ trương tổ chức kỳ thi năm 2016 cơ bản ổn định như năm 2015.

Thời gian thi: 4 ngày 1, 2, 3 và 4 - 7 -2016.
Cụm thi: Mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức:

- Cụm thi cho thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ do trường ĐH chủ trì, phối hợp với sở GDĐT (gọi tắt là cụm thi ĐH);
- Cụm thi cho thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT do sở GDĐT chủ trì, phối hợp với trường ĐH (gọi tắt là cụm thi tốt nghiệp). Tùy tình hình cụ thể của địa phương, có thể chỉ tổ chức cụm thi ĐH.

Thí sinh tại cụm thi Đại học Tây Nguyên làm thủ
Thí sinh tại cụm thi Đại học Tây Nguyên năm 2015 làm thủ tục vào phòng thi (Ảnh tư liệu).

Môn thi: Tổ chức thi 8 môn, gồm Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Sinh học và Ngoại ngữ. Các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài thi mỗi môn 180 phút; các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm, thời gian làm bài thi mỗi môn 90 phút; môn Ngoại ngữ thi viết và trắc nghiệm 90 phút.

Thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT: Đăng ký dự thi (ĐKDT) 4 môn (gọi là 4 môn thi tối thiểu), gồm 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 môn do thí sinh tự chọn trong các môn thi còn lại. Những thí sinh không được học môn Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không bảo đảm chất lượng được phép chọn môn thi thay thế môn Ngoại ngữ trong số các môn tự chọn.

Đăng ký dự thi
Thí sinh đang học tại cơ sở giáo dục nào thì ĐKDT tại cơ sở giáo dục đó;
Thí sinh tự do: ĐKDT tại địa điểm do các sở GD-ĐT quy định sao cho thuận tiện nhất.

Đề thi
Đề thi được ra theo hướng đánh giá năng lực học sinh, nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12; tăng cường câu hỏi mở, câu hỏi gắn với thực tiễn và câu hỏi vận dụng, bảo đảm độ phân hóa, đáp ứng yêu cầu xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tuyển sinh ĐH, CĐ.

Coi thi, chấm thi
Tổ chức coi thi, chấm thi như năm 2015, nhưng tăng số lượng cán bộ, giảng viên các trường ĐH, CĐ tham gia coi thi, chấm thi tại các cụm thi tốt nghiệp; tăng số lượng cán bộ, giáo viên thuộc sở GD-ĐT tham gia chấm thi tại các cụm thi ĐH.

Thông báo kết quả thi
Các sở GD-ĐT và các trường ĐH chủ trì cụm thi công bố kết quả thi tạo thuận lợi cho thí sinh và phụ huynh tra cứu kết quả thi. Trường ĐH chủ trì cụm thi cấp cho mỗi thí sinh dự thi 1 Giấy chứng nhận kết quả thi để làm thủ tục nhập học.

Cán bộ coi thi cụm thi Đại học Tây Nguyên phổ biến Quy chế thi tuyển sinh ĐH, CĐ cho thí sinh
Cán bộ coi thi cụm thi Đại học Tây Nguyên phổ biến Quy chế thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015. Ảnh tư liệu

Xét công nhận tốt nghiệp THPT
Kết hợp sử dụng kết quả điểm bài thi của 4 môn thi tối thiểu với điểm trung bình cả năm lớp 12 và điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) để xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy
- Các trường ĐH, CĐ, nhất là các trường khối năng khiếu, nghệ thuật chủ động xây dựng và công bố công khai đề án tự chủ tuyển sinh theo quy định của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy; tổ chức tuyển sinh theo các quy định tại đề án tự chủ tuyển sinh.

- Đối với các trường sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển: Về cơ bản giữ ổn định như năm 2015, có một số điều chỉnh theo hướng tăng quyền chủ động cho các trường ĐH, CĐ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký xét tuyển (ĐKXT) và xét tuyển. Cụ thể: Thí sinh sử dụng mã số ghi trong Giấy chứng nhận kết quả thi của mình để ĐKXT trong các đợt xét tuyển; Thí sinh ĐKXT qua bưu điện và trực tuyến (online); Trong mỗi đợt xét tuyển, thí sinh không được thay đổi nguyện vọng ĐKXT.

Các trường căn cứ ngưỡng bảo đảm chất lượng do Bộ GD-ĐT quy định để xác định và công bố công khai ngưỡng ĐKXT vào ngành/nhóm ngành của trường; tổ chức xét tuyển và công bố kết quả trúng tuyển cho thí sinh.

Các đợt xét tuyển:
Đợt xét tuyển đầu tiên: Thời gian ĐKXT và xét tuyển là 12 ngày; mỗi thí sinh được ĐKXT vào tối đa 2 trường, mỗi trường tối đa 2 ngành đào tạo. Các đợt xét tuyển kế tiếp: Thời gian ĐKXT và xét tuyển mỗi đợt là 10 ngày; mỗi thí sinh ĐKXT mỗi đợt vào tối đa 3 trường, mỗi trường tối đa 2 ngành đào tạo.


Nguyên Hoa (Nguồn: Bộ GD-ĐT)
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.