Multimedia Đọc Báo in

Một phân hiệu trường mầm non không có nước sạch và nhà vệ sinh

08:52, 08/05/2019

Được thành lập từ năm 2008, phân hiệu Trường Mầm non Cư Kbang tại khu vực thôn 2, xã Cư Kbang (huyện Ea Súp) có 2 lớp học với 50 học sinh do 4 cô giáo luân phiên nhau chăm sóc.

Từ nhiều năm nay, cô trò phân hiệu của trường gặp rất nhiều khó khăn do thiếu thốn về cơ sở vật chất. Hiện tại phân hiệu trường chưa có nước sạch, công trình vệ sinh. Hằng ngày, cứ vào buổi sáng và trưa, 4 cô giáo luân phiên nhau mang can đến nhà dân xin nước sạch về phục vụ cho việc chăm sóc trẻ, vệ sinh lớp học.

Các cô giáo phân hiệu Trường Mầm non Cư Kbang hằng ngày phải  phân công nhau đi xin nước về vệ sinh lớp học.
Các cô giáo phân hiệu Trường Mầm non Cư Kbang hằng ngày phải phân công nhau đi xin nước về vệ sinh lớp học.

Được biết, tình trạng thiếu nước tại phân hiệu trường đã diễn ra nhiều năm nay, Trường Mầm non Cư Kbang đã kiến nghị đến chính quyền địa phương nhưng do không có kinh phí nên từ đó đến nay vấn đề này vẫn chưa được giải quyết. Bên cạnh đó, điểm trường này đến nay vẫn chưa có nhà vệ sinh; phụ huynh đành phải sử dụng những tấm tôn quây quanh bốn cây cọc làm thành nhà vệ sinh tạm cho các cô giáo và 50 học sinh sử dụng. Cô Mã Thị Liên, giáo viên phụ trách lớp tại điểm trường chia sẻ: "Tôi về công tác tại điểm trường này đã được 10 năm. Tình trạng thiếu nước sạch, không có nhà vệ sinh khiến cô trò gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chăm sóc, nuôi dạy các cháu”.

Theo bà Cao Thị Thu, chuyên viên mầm non Phòng GD-ĐT huyện Ea Súp, tình trạng thiếu nhà vệ sinh không chỉ xảy ra tại phân hiệu Trường Mầm non Cư Kbang mà còn tại nhiều điểm trường lẻ khác. Các điểm trường lẻ thường có ít học sinh, chỉ 20 - 50 em với 1 - 2 phòng học trên đất mượn của thôn, xã; vì vậy việc xây dựng đầy đủ cơ sở vật chất trường học gặp khó khăn về kinh phí cũng như các thủ tục pháp lý.

Trang Vũ


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.