Multimedia Đọc Báo in

Chung tay chống biến đổi khí hậu

16:55, 13/05/2010

Khoảng 30 nước tài trợ trên khắp thế giới ngày 12-5 cam kết mức đóng góp kỷ lục 4,25 tỷ USD cho Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) nhằm giúp các nước đang phát triển đối phó với biến đổi khí hậu.

 

Biến đổi khí hậu dẫn tới nhiều nguy cơ khó lường.
Biến đổi khí hậu dẫn tới nhiều nguy cơ khó lường.

Phát biểu tại phiên họp của GEF tại Paris, Pháp, Giám đốc điều hành GEF Monique Barbut cho biết khoản cam kết trên là bước đi đầu tiên trong việc cụ thể hóa các cam kết tài chính mà cộng đồng quốc tế đã đưa ra tại hội nghị về chống biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc ở Copenhagen, Đan Mạch hồi tháng 12-2009. Theo ông, khoảng 1,35 tỷ USD trong cam kết mới sẽ được dùng để đối phó trực tiếp với các tác động của biến đổi khí hậu, khoản tiền còn lại sẽ được sử dụng nhằm tăng cường sự quản lý và bảo vệ những khu vực đang gặp nguy hiểm như các khu rừng và hệ sinh thái, hệ thống nước của thế giới, cũng như giảm thiểu các tác nhân gây ô nhiễm.
Từ khi đi vào hoạt động vào năm 1991, GEF đã được các nhà tài trợ đóng góp tiền trong bốn lần, với 2 tỷ USD trong năm 1994; 2,75 tỷ USD năm 1998; 2,92 tỷ USD năm 2002 và 3,13 tỷ USD năm 2006. Tính đến nay, GEF đã tài trợ hơn 8,7 tỷ USD cho hơn 2.400 dự án môi trường tại hơn 165 nước đang phát triển và các nền kinh tế đang nổi.

Theo TTXVN

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.