Những sự cố tàu con thoi của Mỹ mới được công bố
1. Tàu con thoi STS-51C
STS-51-C là chuyến bay thứ 15 trong Chương trình tàu con thoi của NASA. Tàu được phóng đi ngày 24-1-1985 và là tàu con thoi thứ tư hạ cánh xuống Trung tâm Vũ trụ Kennedy, Florida vào ngày 27-1. STS-51-C thực hiện sứ mệnh của Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD), có tải trọng bí mật. Phi hành đoàn STS-51C đã thực hiện tất cả các bước để giữ bí mật, chuyến bay được xếp vào diện tuyệt mật. Trong chuyến đi đến Sunnyvale để thảo luận về tải trọng của STS-51-C, phi hành đoàn đã nói dối về kế hoạch bay của họ, thậm chí người thân trong gia đình cũng không ai hay họ đi đâu, làm gì. Xe của họ đi vòng quanh khách sạn và cuối cùng lại đến một địa điểm có băng rôn "Chào mừng các nhà du hành STS-51-C", thậm chí còn ghi tên cụ thể cả bốn phi hành gia.
Tàu con thoi STS-28 |
Gần đúng một năm sau khi STS-51C được phóng đi, thảm họa tàu con thoi Challenger đã xảy ra làm cho các phi hành đoàn bị thiệt mang. Là một phần của cuộc điều tra về thảm họa nói trên, Ủy ban Rogers đã nhận được báo cáo cho hay trong khi phóng STS-51C, tên lửa đẩy nhiên liệu rắn (SRB) đã gặp sự cố trước khi STS-51-L rời bệ phóng, về sau mới biết là do vòng chữ O-Viton không đủ sức để bịt kín khí nóng bên trong buồng đốt SRB khi bắn đi, vòng chữ O-Viton ở cả bên phải và bên trái SRB đã bị cháy thành tro. Thông tin này là có ý nghĩa rất lớn liên quan đến sự cố gây ra cho Challenger nhưng nó không được công khai, thậm chí còn bị làm sai lệch trong báo cáo, đặc biệt là nhiệt độ lúc khởi động STS-51-C và Challenger đều ở mức lạnh, chỉ có 12 °C nên nó đã gây ra sự cố nhưng hiện tại người ta vẫn giữ kín như bưng.
2. Tàu con thoi STS-51J
STS-51-J là chuyến bay thứ 21 của của Chương trình tàu con thoi của NASA, và là chuyến bay đầu tiên của tàu con thoi Atlantis. Nó được phóng đi từ Trung tâm vũ trụ Kennedy (Florida) ngày 3-10-1985, mang theo một tải trọng cho Bộ Quốc phòng Mỹ và hạ cánh tại Căn cứu không quân Edwards, California vào ngày 7-10-1985.
Là chuyến bay đầu tiên của tàu con thoi Atlantis, STS-51-J thực hiện nhiệm vụ triển khai hai hệ thống truyền thông vệ tinh quốc phòng (DSCS) phục vụ chuyển tiếp thông tin liên lạc quân sự, cung cấp liên kết giữa người chỉ huy trên chiến trường với Lầu Năm Góc. Theo tạp chí Tuần Hàng không (Aviation Week) nhiệm vụ của STS-51-J đã bị “thiết kế” sẵn để đánh lừa dư luận. Aviation Week đã công bố các chi tiết về tải trọng trong khi STS-51-J vẫn còn đang bay. Đặc biệt, Không quân Mỹ còn công bố cả những hình ảnh của STS-51-J chụp được. Người ta nghi ngờ về tính trung thực liên quan đến các hoạt động của con tàu.
3. Tàu con thoi STS-27
STS-27 là chuyến bay thứ 27 của của Chương trình tàu con thoi của NASA, và là chuyến bay thứ 3 của tàu con thoi Atlantis, phóng đi ngày 2-12-1988 trong chuyến bay dài bốn ngày. Đây là chuyến bay tàu con thoi thứ hai sau thảm họa Challenger diễn ra hồi tháng 1-1986. STS-27 mang trọng tải bí mật của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Thảm hoạ STS-27 gần như kề cạnh "bờ vực thẳm" khi ngói của Hệ thống bảo vệ nhiệt (TPS) bị sự cố, vỡ khi khởi động. Sau khi trở về trái đất, 707 viên ngói đã được tìm thấy trong trạng thái hư hại, phi hành đoàn đã gặp phải một phen hú vía. Thực chất, ngói bảo vệ hệ thống TPS là vật liệu bảo ôn, ngói nắp che phía đầu bên phải tên lửa đẩy nhiên liệu rắn (SRB) và vào tàu trong khoảng 85 giây. Các phi hành đoàn STS-27 cho hay họ cũng nhìn thấy chất liệu màu trắng qua kính chắn gió vào những thời điểm khác nhau trong khi tàu đang bay. Ngay lập tức công việc kiểm tra được tiến hành bằng cánh tay robot Canadarm và phát hiện thấy mạn phải bị ảnh hưởng, nhưng độ phân giải của các máy ảnh có giới hạn nên không thể xác định được ngói bị thiệt hại nhiều hay ít. Vấn đề trở nên phức tạp do phi hành đoàn bị cấm sử dụng phương pháp tiêu chuẩn để gửi hình ảnh cho trung tâm kiểm soát dưới mặt đất. Thay vào đó, phi hành đoàn buộc phải sử dụng một phương pháp truyền mã hóa nhưng tốc độ rất chậm và do chất lượng những hình ảnh kém nên các kỹ sư NASA khẳng định không đáng kể và khuyên phi hành đoàn cứ yên tâm công tác. Phản hồi trên làm cho phi hành đoàn "lộn tiết". Chỉ huy tàu Commander Gibson không tin tàu sẽ sống sót trở về trái đất nên ngay lập tức lên kế hoạch dạy cho "trung tâm điều khiển bài học về phân tích " trước khi họ qua đời. Rất may, tàu thoát nạn. Sau khi hạ cánh, NASA phát hiện thấy hơn 700 viên ngói bị hư hỏng.
Nguyễn Duy Hùng
(Dịch từ Wearethemighty/NASA- 2-2016
Ý kiến bạn đọc