10:22, 14/06/2011
Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WWF), 615 loài sinh vật mới được tìm thấy trong một thập kỷ qua trên đảo Madagascar (Châu Phi). Từ năm 1999 - 2010, trên hòn đảo rộng 590.000 km2 này, 615 loài mới được phát hiện, gồm 41 loài động vật có vú, 385 loài động vật ăn thực vật, 69 loài lưỡng cư, 61 loài bò sát, 17 loài cá và 42 loài động vật không xương sống.
Madagascar là bán đảo lớn thứ tư trên thế giới. Hiện, nhiều loài chỉ có ở Madagascar mà không hiện diện ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Đặc biệt, tại đây, có nhiều loài động vật hay linh trưởng “tý hon” nhất thế giới như loài chuột Berthe (Microcebus berthae), được phát hiện vào năm 2000, độ dài trung bình khoảng 10 cm.
|
Furcifer timoni |
Đây loài tắc kè hoa đầy màu sắc, Furcifer timoni, đã được tìm thấy trong khu rừng nhiệt đới khá tách biệt ở miền Bắc Madagascar.
|
Một con Furcifer timoni đang tìm chổ lẩn trốn |
Loài này thường có màu sắc cực kỳ rực rỡ và chúng đã khiến cho các nhà khoa học rất ngạc nhiên về tài ẩn nấp của mình khi họ đã khỏa sát vùng này rất lâu trước khi phát hiện ra chúng vào năm 2009.
Boophis bottae, 1 trong 69 loài lưỡng cư được phát hiện trong 11 năm qua. Tầm quan trọng toàn cầu của các loài lưỡng cư của Madagascar là tối quan trọng, đặc biệt bởi sự đa dạng của chúng tại đây. Hiện số lượng loài động vật lưỡng cư đang suy giảm trên toàn thế giới nên việc duy trì DNA của chúng tại đây chúng tại đảo Madagascar là không cần bàn cãi, .
Vượn cáo chuột
Năm 1992, chỉ có hai loài vượn cáo chuột được biết đến. Đến nay là 15 loài trong đó có vượn cáo chuột Berthe vừa được tìm thấy tại đây.
Loài ếch Boophis lilianae đang giao phối, loài này được phát hiện vào năm 2008.
Loài tắc kè hoa Calumma Tarzan, được tìm thấy ở miền Trung và phía Đông Madagascar vào năm 2010
Ếch tschenki Gephyromantis được phát hiện vào năm 2001.
Nếu không có tấm lưới chưa chắc bạn đã nhìn ra con tắc kè Uroplatus pietschmanni, khả năng ngụy trang của chúng thật đáng kinh ngạc và chính điều này đã khiến các nhà khoa học rất vất vả khi tìm kiếm chúng trong các khu rừng nhiệt đới ven biển phía Đông của Madagascar, vào năm 2003.
Cá Bedotia marojejy, có nguồn gốc ở các con sông của hòn đảo Madagascar. Từ 1999 – 2010 các nhà khoa học của WWF đã phát hiện thêm 17 loài cá.
G.T (
Dịch, tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc