Multimedia Đọc Báo in

Mở thiết bị điện tử bằng mắt: Hướng mới thay cho password

09:20, 14/05/2016

Thay vì dùng mật khẩu (password), các loại thiết bị điện tử cá nhân, dân dụng trong tương lai sẽ sử dụng sinh trắc học, đặc biệt là mống mắt. Đây là hướng đi mới vừa đẩy nhanh tốc độ, tăng độ tin cậy và là phương pháp bảo mật tối ưu nhất hiện nay.

Một số thiết bị điện tử được điều khiển bằng mắt đã được các hãng sản xuất phát triển như: tivi có thể điều hưởng bằng mắt có tên Eye-Control TV (ETV) của hãng Haier (Trung Quốc), người dùng chỉ cần nhìn vào cảm biến và chớp mắt để điều khiển tivi hoạt động; điều khiển máy tính dựa trên chuyển động của mắt bằng thủ thuật NUIA eyeCharm của hãng Microsoft, theo đó công nghệ mới này sử dụng ánh sáng hồng ngoại vô hình chiếu lên gương mặt giúp máy nhận dạng chính xác các chuyển động trên đôi mắt người dùng; mẫu điện thoại thông minh Arrows NX F-04G của hãng Fujitsu (Nhật Bản) có khả năng quét mống mắt người dùng, xác nhận đúng chủ nhân để mở khóa thiết bị, người dùng chỉ cần nhìn thẳng vào mặt trước điện thoại là có thể mở được thiết bị, đăng nhập vào các ứng dụng thông thường như Facebook, giao dịch điện tử hay thanh toán trực tuyến; chuột vi tính điều khiển bằng mắt có tên EyeCan+ của Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) nhằm hỗ trợ người khuyết tật sử dụng vi tính bằng ánh mắt.

Để “mở” được thiết bị điện tử bằng mắt, người ta phải dùng đến nhiều công nghệ lẫn thiết bị, trong số này có nhận dạng mống mắt (Iris Recognition) và quét mống mắt (Iris scanner). Công nghệ này còn được sử dụng cho nhiều lĩnh vực khác, nhất là trong ngành an ninh, bảo mật, quản lý hộ khẩu công dân. Thuật toán nhận diện mống mắt đầu tiên được nhắc tới bởi Tiến sĩ John Daugman ở Đại học Harvard và được cấp bằng sáng chế vào năm 1991. Khi quét mắt, máy tính sẽ xác định các vị trí gồm đồng tử, và các thông số có liên quan khác, sau đó máy tính sẽ xử lý chuyển lệnh thành mẫu kỹ thuật số, giúp nhận dạng chủ nhân giả  hay thật thông qua mẫu được lưu trữ với tốc độ cực lớn. Tỉ lệ nhận dạng hai người có mống mắt hoàn toàn giống nhau là cực thấp: anh em sinh đôi, mắt trái và mắt phải của cùng một người cũng có cấu trúc không đồng nhất. Phương pháp nhận diện mống mắt được đánh giá là có độ tin cậy cao hơn so với các phương pháp nhận diện sinh trắc học khác. Lý do mống mắt có tới 266 điểm đặc trưng so với 13 đến 60 điểm trưng của các loại hình sinh trắc khác như vân tay, khuôn mặt, hay giọng nói. Thậm chí, sau phẫu thuật mắt hay những người khiếm thị hoặc đeo kính, quét mống mắt không gây ảnh hưởng tới mắt hay làm suy giảm độ chính xác. Tương lai, các thiết bị điện tử thế hệ mới sẽ được sẽ được cập nhật tính năng nhận dạng mống mắt rộng rãi hơn, điện thoại tích hợp nhận diện mống mắt sẽ trở thành xu hướng mới thay cho nhận diện vân tay hay mật khẩu như hiện nay.

Nguyễn Khắc Nam

(Dịch từ Net/DM/GC/Irisid -3/2016)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.