Multimedia Đọc Báo in

Đã có trên 21 nghìn ca mắc tay chân miệng

15:42, 08/04/2012

 

Mới 3 tháng đầu năm 2012 nhưng cả nước đã có 21.295 ca mắc tay chân miệng, trong đó ghi nhận 16 ca tử vong. Hiện 63 tỉnh thành đã có dịch bệnh tay chân miệng lây lan và có nguy cơ lan rộng, trong đó 10 tỉnh có tỷ lệ mắc cao nhất là Hải Phòng, Lào Cai, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Vĩnh Phúc, Bình Định, Bà Rịa-Vũng Tàu, Khánh Hòa, Hòa Bình và Hậu Giang, khó kiềm chế, nhất là ở khu vực phía Nam.

Riêng khu vực miền Nam đã ghi nhận 9.337 ca mắc tay chân miệng (chiếm 43,8% số mắc của cả nước) và đứng đầu về số trường hợp tử vong (13 ca, chiếm 81,3% số tử vong của cả nước).

Điều quan ngại nhất vẫn là tỷ lệ tử vong do tay chân miệng chưa có dấu hiệu giảm. Trong đó không ít trường hợp tử vong do chẩn đoán nhầm bệnh hoặc được chuyển viện không an toàn.

 

Trước tình trạng trên, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết từ nay đến tháng 9-2012 phải giảm một nửa số ca tử vong so với năm 2011. Để làm được điều này, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện tuyến cuối gồm BV Nhi Trung ương, Nhiệt đới Trung ương, Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhiệt đới TP.HCM thành lập ngay các đơn vị huấn luyện điều trị bệnh tay chân miệng. Đồng thời phải phân tuyến điều trị phù hợp. “Hiện Bộ Y tế vừa ban hành tiếp phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng mới, phải cập nhật ngay cho bác sĩ. Nhưng quan trọng, phải biết sàng lọc bệnh từ đầu, tiếp đến mới điều trị tích cực. Quan trọng nữa là phải có điều dưỡng túc trực chăm sóc điều trị bệnh nhân chứ tôi thấy nhiều bệnh nhân chết là do giữa lúc giao ca không có y tá, điều dưỡng chú ý”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh. Cũng theo Bộ trưởng Bộ Y tế, bệnh viện tuyến tỉnh phải chịu trách nhiệm về các ca tử vong do tay chân miệng…

Nguồn SGGP, VOV

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.