Multimedia Đọc Báo in

Huyện Buôn Đôn: Kịp thời khống chế bệnh sốt xuất huyết bùng phát

07:03, 11/05/2013

 

Từ tháng 3 đến nay, tại hai thôn Hà Bắc và Ea Duất, xã Ea Wer (huyện Buôn Đôn) xuất hiện 30 ca sốt xuất huyết, tỷ lệ ca bệnh tăng cao so với những năm trước. Ngay khi có báo cáo về các trường hợp mắc bệnh này, đoàn cán bộ Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên phối hợp với chính quyền và người dân địa phương đã tổ chức phun thuốc, vệ sinh môi trường, thau rửa các bể chứa nước, mua cá thả vào bể nước diệt muỗi và loăng quăng, theo dõi chặt chẽ tình hình xuất hiện các ca bệnh… nhằm ngăn chặn bệnh sốt xuất huyết phát triển thành dịch. Tất cả các trường hợp mắc bệnh hiện đã được điều trị kịp thời. Cán bộ ngành y tế cũng đã lấy mẫu xét nghiệm đánh giá tình hình muỗi và loăng quăng, tìm ra tuýp bệnh từ những ca mắc bệnh. Qua đánh giá cho thấy, tỷ lệ muỗi, loăng quăng trên địa bàn tăng gấp đôi so với lượng trung bình hằng năm; các trường hợp mắc bệnh chủ yếu thuộc tuýp dengue 1 và tuýp dengue 2, trong đó tuýp bệnh sốt xuất huyết dengue 2 khá nguy hiểm, có thể gây sốc. 
 
Theo bác sĩ Phạm Văn Lào, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, theo chu kỳ, năm 2013 có thể xảy ra dịch sốt xuất huyết tại địa phương và thực tế cho thấy tình hình sốt xuất huyết đang tăng cao ở các tỉnh lân cận. Vì vậy, người dân cần chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết bằng các biện pháp như: thau rửa thường xuyên bể chứa nước; làm nắp đậy bể chứa; nuôi cá trong bể nước để diệt loăng quăng, bọ gậy; xử lý các vũng nước đọng, không để nước đọng trong các chậu cảnh, bình hoa, các lốp xe cũ; cho trẻ mặc quần áo dài tay để chống muỗi cắn, bôi kem chống muỗi… 
 
Hồng Thủy
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.