Multimedia Đọc Báo in

Triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi-rubella cho trẻ từ 1-14 tuổi trên toàn tỉnh

08:45, 31/07/2014

Ngày 30-7, Sở Y tế đã tổ chức Hội nghị triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi-rubella cho trẻ từ 1-14 tuổi trên địa bàn tỉnh.

Chiến dịch triển khai nhằm hướng tới mục tiêu 95% trẻ từ 1-14 tuổi trên toàn tỉnh được tiêm vắc xin sởi-rubella, hạn chế tối đa việc bỏ sót đối tượng, nhất là các đối tượng nguy cơ cao chưa tiêm vắc xin sởi trong tiêm chủng thường xuyên; đồng thời, giảm tỷ lệ mắc các bệnh sởi, rubella trong tương lai, giảm gánh nặng bệnh tật của hội chứng rubella bẩm sinh, góp phần nâng cao thể chất của trẻ em Việt Nam.

Phó Giám đốc Sở Y tế Bùi Trường Phong

Phó Giám đốc Sở Y tế Bùi Trường Phong phổ biến nội dung của Chiến dịch 

Theo đó, Chiến dịch sẽ được triển khai tại 186 xã, phường, thị trấn, nông trường thuộc 15 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Thời gian triển khai Chiến dịch kéo dài từ tháng 9-2014 đến tháng 2-2015, chia làm 3 đợt (đợt 1 dành cho trẻ từ 1-5 tuổi; đợt 2 giành cho trẻ từ 6-10 tuổi và đợt 3 giành cho trẻ từ 11-14 tuổi) và thực hiện theo phương thức cuốn chiếu. Dự kiến sẽ có trên 480.000 trẻ được tiêm chủng, trong đó có 157.821 trẻ từ 1-5 tuổi; 180.635 trẻ từ 6-10 tuổi và 142.800 trẻ từ 11-14 tuổi. 

Các đại biểu tham dự Hội nghị.
Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Được biết, Dak Lak là một trong những tỉnh còn gặp nhiều khó khăn trong công tác tiêm chủng mở rộng. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi ở một số nơi đạt thấp, trong đó số trẻ chưa tiêm vắc xin sởi hoặc tiêm chưa đủ mũi vẫn để sót hằng năm và tích lũy cao dần qua các năm là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch sởi trở lại. Vì vậy, việc triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi-rubella cho trẻ từ 1-14 tuổi là cần thiết để góp phần cùng cả nước tiến tới loại trừ bệnh sởi vào năm 2015 và bệnh rubella trong tương lai.

Kim Oanh

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.