Multimedia Đọc Báo in

Những điều cần biết về viêm màng não mô cầu khuẩn

08:30, 20/03/2016
Viêm màng não mô cầu khuẩn (Meningococcal meningitis) là tình trạng nhiễm khuẩn nặng màng não (tổ chức bao phủ não và tủy sống) và nhiễm khuẩn máu, phát triển mạnh vào mùa đông và mùa xuân tại các nước đang phát triển. Liên quan đến căn bệnh này Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa cập nhật một số thông tin nóng giúp mọi người phòng ngừa, chữa trị.

1. Viêm màng não mô cầu khuẩn là gì ?

Viêm màng não mô cầu khuẩn là một dạng viêm màng não do vi khuẩn, nhiễm trùng nghiêm trọng màng não, gây tổn thương não, tỷ lệ tử vong khoảng 50% số ca mắc bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Nguyên nhân gây bệnh là do nhiều loại vi khuẩn gây ra, trong số này có khuẩn Neisseria meningitidis (N.meningitidis). Có tới 12 nhóm huyết thanh của N. meningitidis được xác định là thủ phạm gây bệnh, 6 trong số này (A, B, C, W, X và Y) có thể phát sinh đại dịch.

2. Bệnh lan truyền như thế nào ?

Vi khuẩn gây bệnh viêm màng não mô cầu khuẩn truyền từ người sang người qua những giọt tiết dịch hô hấp hoặc từ cổ họng phóng ra ngoài không khí. Tiếp xúc gần và dài kỳ như hôn, hắt hơi hoặc ho vào ai đó, hoặc sống gần người bệnh, dùng chung đồ ăn thức uống, hay đồ vật sinh hoạt với người mang bệnh dễ bị lây lan. Thời gian ủ bệnh trung bình 4 ngày, nhưng có thể dao động từ 2-10 ngày. Khuẩn N.meningitidis chỉ lây nhiễm ở người, động vật không chứa mầm bệnh. Các nhà khoa học tin rằng có từ 10 - 20% dân số thế giới mang vi khuẩn N. meningitidis trong cổ họng vào bất kỳ thời điểm trong cuộc đời. Tỷ lệ lan truyền bệnh có thể cao hơn vào các dịp dịch bệnh, khí hậu khắc nghiệt hoặc ăn uống, vệ sinh, phòng bệnh kém.

3. Triệu chứng

Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm màng não mô cầu khuẩn là bị cứng cổ, sốt cao, nhạy cảm với ánh sáng, đau đầu và nôn mửa. Ngay cả khi bệnh được chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp cũng có tới 5 - 10% bệnh nhân bị tử vong, thường xảy ra trong vòng 24 - 48 giờ sau khi khởi phát triệu chứng. Viêm màng não do vi khuẩn có thể gây tổn thương não, giảm thính lực hoặc gây khuyết tật học tập ở 10 - 20% những người sống sót. Một dạng ít gặp nhưng tỷ lệ tử vong cao trong nhóm bệnh viêm màng não mô cầu khuẩn là dạng nhiễm khuẩn huyết viêm màng não mô cầu (meningococcal septicaemia), đặc trưng bởi sự phát ban xuất huyết và trụy tuần hoàn nhanh chóng.

4. Chẩn đoán

Chẩn đoán ban đầu bệnh viêm màng não mô cầu khuẩn được thực hiện bằng khám lâm sàng, tiếp theo là thủ thuật chọc dò tủy sống, cho thấy chất lỏng cột sống có mủ. Vi khuẩn đôi khi có thể tìm thấy qua xét nghiệm hiển vi dịch não tủy. Việc chẩn đoán được hỗ trợ hoặc xác nhận thêm bằng cách nuôi trồng vi khuẩn mẫu dịch não tủy hoặc máu, bằng xét nghiệm ngưng kết hoặc bằng phản ứng chuỗi polymerase (PCR). Việc xác định các nhóm huyết thanh và xét nghiệm tính nhạy cảm với kháng sinh được coi là quan trọng để đưa ra các giải phát tầm soát bệnh thích hợp.

5. Điều trị

Bệnh viêm màng não mô cầu khuẩn có khả năng tử vong cao, nên phải xếp vào dạng ưu tiên cấp cứu. Cần cho nhập viện càng sớm càng tốt, và không nhất thiết phải cách ly ngay. Điều trị kháng sinh thích hợp phải được bắt đầu càng sớm càng tốt, nhất là sau khi chọc tủy sống đã được thực hiện. Nếu điều trị được bắt đầu trước khi chọc tủy sống có thể rất khó nuôi trồng vi khuẩn trong dịch não tủy để chẩn đoán bệnh. Một loạt các loại thuốc kháng sinh có thể dùng để điều trị nhiễm trùng, như penicillin, ampicillin, chloramphenicol và ceftriaxone.

Theo WHO, viêm màng não mô cầu khuẩn xuất hiện theo từng cụm nhỏ trên quy mô toàn cầu, biến động theo mùa. Sự bùng phát của vi khuẩn N. meningitidis còn do nghèo đói, dân số quá đông và vệ sinh yếu kém, nhất là trong mùa khô. Để hạn chế nguy cơ lan truyền bệnh, WHO  khuyến cáo các quốc gia nên tăng cường công tác phòng ngừa và ứng phó. Tiêm chủng cho nhóm người từ 1-29 tuổi bằng vắc-xin liên hợp MENA được xem là giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất hiện nay.

Nguyễn Khắc Nam

(Theo WHO-2/2016)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.