Multimedia Đọc Báo in

Phòng ngộ độc thực phẩm do độc tố măng

07:28, 02/10/2016

Tây Nguyên đang vào mùa mưa, mùa phát triển của măng. Đây là món ăn ưa thích của nhiều người song ít ai biết rằng ăn măng cũng hết sức cẩn thận bởi trong măng có chứa độc tố.

Độc tố gây ngộ độc trong măng là cyanide, đây là một gốc axít mà hợp chất của nó gồm các  muối hoặc axit. Măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Khi người ăn phải măng tươi có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide ngay lập tức biến thành axít cyanhydric là một chất cực độc đối với cơ thể. Mỗi ký măng củ có chứa 230mg cyanide, có thể gây tử vong cho 2 đứa trẻ hơn một tuổi ngay lập tức.

Dễ bị ngộ độc khi sử dụng măng tươi không qua quá trình ngâm luộc hoặc uống nước luộc măng. Trẻ em và người suy dinh dưỡng bị ngộ độc nặng hơn. Biểu hiện khi bị ngộ độc thường xảy ra sau ăn vài phút đến vài giờ tùy theo mức độ. Ngộ độc nặng sẽ xuất hiện sớm các triệu chứng: đau đầu, nôn, khó thở, lẫn, tụt huyết áp, hôn mê, co giật, cứng hàm. Nặng hơn nữa sẽ dẫn đến tim đập nhanh và không đều, ngừng thở là nguyên nhân dẫn đến tử vong sau vài phút nếu không được cấp cứu kịp thời. Ngộ độc nhẹ có thể xuất hiện sau vài giờ ăn với các biểu hiện: chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, nôn.

Bà Lê Thị Thanh Mai, Phó trưởng phòng Truyền thông – Quản lý ngộ độc thực phẩm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh khuyến cáo: “Để bảo đảm an toàn trong chế biến măng, cần ngâm, luộc nhiều lần, đổ nước mỗi lần luộc, khi sôi nên mở vung. Đun sôi măng trong vòng 12 giờ thì hàm lượng cyanide vẫn còn 160mg trong một ký măng. Nếu luộc và ngâm măng đến khi măng có mùi chua, ngả màu vàng thì hàm lượng cyanide chỉ còn khoảng 9mg trong mỗi ký măng”.

Cần ngâm và luộc măng kỹ trước khi chế biến món ăn.
Cần ngâm và luộc măng kỹ trước khi chế biến món ăn.

Không chỉ độc do chứa độc tố, hiện nay măng còn nhiễm độc do các thương lái dùng chất vàng ô để nhuộm măng. Đây là loại hóa chất dùng để nhuộm màu vải và sơn công nghiệp. Chất này không được phép dùng trong thực phẩm vì nó có hại cho sức khỏe con người, có khả năng gây ung thư rất cao, gây hủy hoại gan, thận, xương. Tổ chức Y tế thế giới xếp vàng ô đúng thứ 5 trong 116 chất gây ung thư hàng đầu trên thế giới hiện nay.

Cách phân biệt măng tươi an toàn và măng có ngâm chất vàng ô:

-Dựa vào màu sắc: Măng an toàn có màu vàng hơi thâm, ngả sáng sau một ngày cắt. Măng có chất vàng ô có màu vàng nổi bật, ngâm trong nước, nước có màu vàng.

-Măng tươi an toàn dai, khó bẻ gẫy. Măng ngâm chất vàng ô giòn, dễ bẻ gẫy đứt đoạn.

-Măng tươi an toàn vỏ xù xì, bóng, màu lệch từng phần. Mùi thơm nhẹ, nước măng luộc có vị hơi chua. Măng ngâm chất vàng ô có độ bóng cao, vỏ đồng màu, mùi hắc mất mùi măng, nước luộc măng không có vị chua.

Khi nghi ngờ măng độc tuyệt đối không nên ăn. Chỉ sử dụng măng khi biết chắc đó là măng đã được ngâm luộc kỹ, măng bảo an đảm toàn không bị ngâm chất vàng ô.                      

Hồng Vân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.