Multimedia Đọc Báo in

Nữ điều dưỡng yêu nghề, tận tụy

08:59, 27/02/2020

Năm 2007, sau khi tốt nghiệp ngành điều dưỡng Trường Trung cấp Y tế Đắk Lắk, chị Nguyễn Thị Thanh Nhàn về công tác tại Phòng Kế hoạch tổng hợp (Bệnh viện Đa khoa huyện Krông Búk, nay là Bệnh viện Đa khoa TX. Buôn Hồ).

Sau đó, vào các năm 2016, 2017 chị lần lượt được bổ nhiệm làm Phó phòng rồi Trưởng phòng điều dưỡng của bệnh viện.

Ở vai trò mới, với nhiệm vụ quản lý 162 điều dưỡng, kỹ thuật viên, nữ hộ sinh và hộ lý (chiếm 2/3 lực lượng của đơn vị), chị Nhàn gặp không ít khó khăn. Chị Nhàn đã tích cực học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp đi trước; chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động của hệ thống điều dưỡng theo từng tháng, quý, năm; đồng thời thường xuyên gặp mặt, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng người, quan tâm đời sống của nhân viên để có biện pháp điều hành công việc cho phù hợp.

Chị Nhàn (bên phải) kiểm tra, giám sát tay nghề  của điều dưỡng viên.
Chị Nhàn (bên phải) kiểm tra, giám sát tay nghề của điều dưỡng viên.

Để nâng cao trình độ cho đội ngũ điều dưỡng, kỹ thuật viên, nữ hộ sinh, chị Nhàn thường xuyên tham mưu Ban Giám đốc bệnh viện tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến kịp thời các văn bản mới của ngành; cập nhật kịp thời các quy trình về chăm sóc người bệnh theo quy định của Bộ Y tế; định kỳ tổ chức thi kiểm tra tay nghề để có kế hoạch đào tạo nhân viên còn yếu, thiếu chuyên môn. Đồng thời, tổ chức kiểm tra giám sát định kỳ, đột xuất để đánh giá chất lượng chăm sóc người bệnh của điều dưỡng từng khoa, phòng, biểu dương kịp thời những cá nhân điển hình; định kỳ hằng tuần tổ chức họp hội đồng người bệnh tại các khoa để kịp thời ghi nhận những ý kiến đóng góp, qua đó giúp cho công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện ngày càng hoàn thiện hơn.

Bằng lối nói chuyện mềm mỏng nhưng cũng không kém phần cứng rắn trong công tác quản lý, chị Nhàn luôn nhắc nhở, nâng cao nhận thức đội ngũ điều dưỡng trong giao tiếp ứng xử với người bệnh, luôn chăm sóc bệnh nhân bằng thái độ quan tâm, ân cần, yêu thương xem như người thân của mình.

Đồng thời, chị triển khai việc ghi chép chăm sóc mới trong hệ điều dưỡng, hộ sinh giúp giảm bớt thủ tục hành chính. Để tạo môi trường làm việc xanh sạch đẹp ở bệnh viện, chị luôn chú trọng kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh đối với bộ phận hộ lý; định kỳ tổ chức dọn vệ sinh trong và ngoài khuôn viên bệnh viện, giảm thiểu phát sinh chất thải rắn y tế.

Chị Nhàn thường xuyên thăm hỏi, động viên bệnh nhân.
Chị Nhàn thường xuyên thăm hỏi, động viên bệnh nhân.

Trong công tác chuyên môn, chị Nhàn đã có nhiều đề tài, sáng kiến kỹ thuật được áp dụng vào thực tế như: đánh giá thực trạng phiếu chăm sóc của điều dưỡng, hộ sinh; khảo sát thái độ phục vụ của nhân viên y tế đối với người bệnh; cải thiện biện pháp chăm sóc đối với bệnh nhân tiểu đường…

Nhận xét về nữ Trưởng Phòng điều dưỡng Nguyễn Thị Thanh Nhàn, bác sĩ Lý Vĩnh Trung, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa TX.Buôn Hồ cho biết: Chị Nhàn không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn tận tâm trong công việc, quản lý giỏi, chủ động đề xuất với Ban Giám đốc nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tại đơn vị. Nhờ vậy, chất lượng chăm sóc bệnh nhân ngày càng được nâng cao, được bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ghi nhận. Nhiều năm liền chị Nhàn được cấp trên đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, là tấm gương sáng cho nhiều đồng nghiệp học tập, làm theo.

Ninh Trang


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.