Tháng hành động phòng, chống HIV/AIDS năm 2010: Huy động toàn cộng đồng chung tay vào công cuộc phòng chống HIV/AIDS
10:28, 13/11/2010
Ở nước ta, số lượng người nhiễm HIV chưa có dấu hiệu giảm và độ tuổi nhiễm rơi vào lớp trẻ nhiều. Do vậy, việc tuyên truyền, vận động cả cộng đồng tham gia vào công cuộc phòng chống HIV/AIDS là việc làm hết sức cần thiết. Nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, Báo Dak Lak đã có cuộc trao đổi với bác sĩ LÊ ĐÌNH VINH, Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Dak Lak về những hoạt động trong tháng cao điểm này.
* Bác sĩ có thể cho biết chủ đề của Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm nay là gì?
Đó là “ Tiếp cận phổ cập và quyền con người”. Tiếp cận phổ cập được hiểu là việc cung cấp các dịch vụ về dự phòng HIV, điều trị, chăm sóc hỗ trợ HIV cho tất cả mọi người có nhu cầu, không phân biệt giới tính, địa vị xã hội, dân tộc, tôn giáo, sở thích… Tiếp cận phổ cập được xây dựng trên cơ sở các mục tiêu quốc gia, do quốc gia tiến hành thông qua các khảo sát toàn diện về tình hình dịch, khả năng mở rộng các ứng phó của quốc gia chống lại HIV, dựa vào quá trình tham vấn, đóng góp ý kiến của các tổ chức xã hội dân sự, những người sống với HIV và các đối tác khác. Chủ đề này tập trung vào việc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết về tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV cho tất cả mọi người. Đây cũng là lời kêu gọi tất cả các quốc gia xóa bỏ những rào cản về phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV, phụ nữ và những nhóm người dễ bị tổn thương; đồng thời thực hiện các cam kết đã hứa để bảo vệ quyền con người trong tuyên bố cam kết về HIV/AIDS năm 2001 và Tuyên bố chính trị về HIV/AIDS năm 2006.
Đó là “ Tiếp cận phổ cập và quyền con người”. Tiếp cận phổ cập được hiểu là việc cung cấp các dịch vụ về dự phòng HIV, điều trị, chăm sóc hỗ trợ HIV cho tất cả mọi người có nhu cầu, không phân biệt giới tính, địa vị xã hội, dân tộc, tôn giáo, sở thích… Tiếp cận phổ cập được xây dựng trên cơ sở các mục tiêu quốc gia, do quốc gia tiến hành thông qua các khảo sát toàn diện về tình hình dịch, khả năng mở rộng các ứng phó của quốc gia chống lại HIV, dựa vào quá trình tham vấn, đóng góp ý kiến của các tổ chức xã hội dân sự, những người sống với HIV và các đối tác khác. Chủ đề này tập trung vào việc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết về tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV cho tất cả mọi người. Đây cũng là lời kêu gọi tất cả các quốc gia xóa bỏ những rào cản về phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV, phụ nữ và những nhóm người dễ bị tổn thương; đồng thời thực hiện các cam kết đã hứa để bảo vệ quyền con người trong tuyên bố cam kết về HIV/AIDS năm 2001 và Tuyên bố chính trị về HIV/AIDS năm 2006.
* Hưởng ứng Tháng hành động, Dak Lak sẽ có các hoạt động như thế nào, thưa bác sĩ?
Năm 2010 đánh dấu 20 năm Việt Nam đương đầu với HIV/AIDS, do vậy Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS sẽ diễn ra với nhiều hoạt động phong phú, thiết thực. Bên cạnh các hội nghị, hội thảo tổng kết 20 năm phòng, chống HIV, 3 năm thực hiện Luật phòng, chống HIV/AIDS, giới thiệu, chia sẻ kinh nghiệm của các mô hình có hiệu quả giám sát, đánh giá công tác phòng chống HIV/AIDS của tất cả các cấp, ngành, địa phương, Tháng hành động còn quảng bá rộng rãi, chi tiết các cơ sở cung cấp dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS sẵn có, bao gồm cả dịch vụ chuyển tuyến để người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS dễ dàng tiếp cận, sử dụng. Mở rộng cung cấp và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, xã hội, chăm sóc sức khỏe, tư vấn và cung cấp các phương tiện dự phòng lây nhiễm HIV như bao cao su, bơm kim tiêm sạch cho người có nhu cầu. Rà soát, chấn chỉnh, hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ, bảo đảm tính luôn sẵn có, dễ tiếp cận của các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS. Vận động các tổ chức cá nhân ủng hộ gây quỹ hỗ trợ và tổ chức thăm hỏi người nhiễm hoặc nhóm người nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS tại địa phương. Lãnh đạo các cấp tham gia thuyết trình bao gồm cả kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong công tác phòng, chống HIV/AIDS tại các cuộc họp, hội nghị; đồng thời, thăm hỏi các tổ chức, cơ sở chăm sóc, hỗ trợ và điều trị bệnh nhân AIDS và giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS hòa nhập cộng đồng...
Năm 2010 đánh dấu 20 năm Việt Nam đương đầu với HIV/AIDS, do vậy Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS sẽ diễn ra với nhiều hoạt động phong phú, thiết thực. Bên cạnh các hội nghị, hội thảo tổng kết 20 năm phòng, chống HIV, 3 năm thực hiện Luật phòng, chống HIV/AIDS, giới thiệu, chia sẻ kinh nghiệm của các mô hình có hiệu quả giám sát, đánh giá công tác phòng chống HIV/AIDS của tất cả các cấp, ngành, địa phương, Tháng hành động còn quảng bá rộng rãi, chi tiết các cơ sở cung cấp dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS sẵn có, bao gồm cả dịch vụ chuyển tuyến để người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS dễ dàng tiếp cận, sử dụng. Mở rộng cung cấp và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, xã hội, chăm sóc sức khỏe, tư vấn và cung cấp các phương tiện dự phòng lây nhiễm HIV như bao cao su, bơm kim tiêm sạch cho người có nhu cầu. Rà soát, chấn chỉnh, hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ, bảo đảm tính luôn sẵn có, dễ tiếp cận của các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS. Vận động các tổ chức cá nhân ủng hộ gây quỹ hỗ trợ và tổ chức thăm hỏi người nhiễm hoặc nhóm người nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS tại địa phương. Lãnh đạo các cấp tham gia thuyết trình bao gồm cả kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong công tác phòng, chống HIV/AIDS tại các cuộc họp, hội nghị; đồng thời, thăm hỏi các tổ chức, cơ sở chăm sóc, hỗ trợ và điều trị bệnh nhân AIDS và giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS hòa nhập cộng đồng...
* Mặc dù chúng ta đã tuyên truyền sâu rộng về việc không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, nhưng tình trạng phân biệt đối xử vẫn còn. Bác sĩ nghĩ sao về vấn đề này?
Tuy chưa có số liệu thống kê, đánh giá nhưng thực tế hiện nay, vấn đề kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn và không chỉ xảy ra ở những người chưa hiểu đúng về bệnh mà còn ở cả những người hiểu biết. Căn nguyên của vấn đề này là do nỗi lo sợ bị lây nhiễm HIV qua các tiếp xúc thông thường với người có HIV còn quá lớn, dẫn đến hiện tượng ngại tiếp xúc. Ngoài ra còn do các nguyên nhân khác như thiếu thông tin chính xác về đường lây truyền của HIV, lo ngại bệnh AIDS chưa có thuốc chữa và coi HIV/AIDS như một tệ nạn xã hội... Không những thế, sự kỳ thị còn xảy ra ở chính những người nhiễm HIV do tự ty, mặc cảm, họ cho rằng không thoát khỏi cái chết nên có các hành vi tiêu cực, không tiếp cận dịch vụ xét nghiệm, chăm sóc, tư vấn. Để cải thiện vấn đề này, trước hết, người nhiễm HIV không nên tự dằn vặt mình, sống biệt lập mà phải vươn lên hòa nhập với cộng đồng và sử dụng những biện pháp phòng tránh lây nhiễm, một cách phù hợp. Bên cạnh đó, xã hội cần tạo điều kiện để họ hòa nhập cộng đồng, xóa bỏ rào cản với người nhiễm HIV trên cơ sở cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về HIV/AIDS, tránh sử dụng ngôn ngữ, thông điệp có thể gây hiểu nhầm dẫn đến kỳ thị.
Tuy chưa có số liệu thống kê, đánh giá nhưng thực tế hiện nay, vấn đề kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn và không chỉ xảy ra ở những người chưa hiểu đúng về bệnh mà còn ở cả những người hiểu biết. Căn nguyên của vấn đề này là do nỗi lo sợ bị lây nhiễm HIV qua các tiếp xúc thông thường với người có HIV còn quá lớn, dẫn đến hiện tượng ngại tiếp xúc. Ngoài ra còn do các nguyên nhân khác như thiếu thông tin chính xác về đường lây truyền của HIV, lo ngại bệnh AIDS chưa có thuốc chữa và coi HIV/AIDS như một tệ nạn xã hội... Không những thế, sự kỳ thị còn xảy ra ở chính những người nhiễm HIV do tự ty, mặc cảm, họ cho rằng không thoát khỏi cái chết nên có các hành vi tiêu cực, không tiếp cận dịch vụ xét nghiệm, chăm sóc, tư vấn. Để cải thiện vấn đề này, trước hết, người nhiễm HIV không nên tự dằn vặt mình, sống biệt lập mà phải vươn lên hòa nhập với cộng đồng và sử dụng những biện pháp phòng tránh lây nhiễm, một cách phù hợp. Bên cạnh đó, xã hội cần tạo điều kiện để họ hòa nhập cộng đồng, xóa bỏ rào cản với người nhiễm HIV trên cơ sở cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về HIV/AIDS, tránh sử dụng ngôn ngữ, thông điệp có thể gây hiểu nhầm dẫn đến kỳ thị.
HIV/AIDS lây nhiễm qua đường máu, quan hệ tình dục và truyền từ mẹ sang con khi mang thai. Chính vì vậy, để góp phần đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS, mọi người, nhất là giới trẻ phải tạo được cho mình một môi trường sống lành mạnh, biết cách bảo vệ bản thân, tránh xa việc sử dụng và lạm dụng các chất gây nghiện, các tệ nạn mại dâm, ma túy… vì đây là con đường nhanh nhất làm lây nhiễm HIV/AIDS.
* Xin cảm ơn bác sĩ!
Kim Oanh
(thực hiện)
Ý kiến bạn đọc