Multimedia Đọc Báo in

Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP. Buôn Ma Thuột đến năm 2025

09:11, 15/07/2014

 UBND TP. Buôn Ma Thuột vừa tổ chức công bố Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP. Buôn Ma Thuột đến năm 2025.

Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP. Buôn Ma Thuột đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 249/QĐ-TTg ngày 13-2-2014. Theo đó, Đồ án xác định mục tiêu xây dựng và phát triển Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên, có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng; là trung tâm giáo dục đào tạo, y tế, dịch vụ, thể dục thể thao cấp vùng; là đầu mối giao thông liên vùng, tạo điều kiện phát triển giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội giữa Tây Nguyên với các vùng trong cả nước và quốc tế, có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng.

Phạm vi ranh giới của TP. Buôn Ma Thuột đến năm 2025 bao gồm 13 phường và 8 xã với tổng diện tích 37.718 ha, quy mô dân số vào khoảng 550 nghìn người; đất nội thị khoảng 10.150 ha và đất ngoại thị 27.568 ha.

a
Các đại biểu xem Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP. Buôn Ma Thuột đến năm 2025

Đô thị Buôn Ma Thuột được điều chỉnh quy hoạch dựa trên cấu trúc đô thị hiện hữu đã định hướng trong quy hoạch chung được duyệt. Điều chỉnh đô thị chủ yếu phát triển dọc theo hướng đông bắc và tây nam. Cấu trúc đô thị bao gồm 2 vùng: vùng đô thị và vùng vành đai xanh. Vùng đô thị có tổng diện tích 10.897 ha, gồm các khu vực đô thị hiện hữu; các dự án đô thị đã và đang triển khai; 4 khu đô thị mới theo quy hoạch (đô thị mới phía đông bắc; đô thị sân bay; đô thị văn hoá – thương mại – y tế và đô thị đại học). Vùng vành đai xanh có diện tích 26.821 ha gồm: vùng sản xuất chuyên canh cây công nghiệp với công nghệ cao; vùng tái tạo và trồng mới rừng; các lâm viên, các công viên lớn của đô thị; các khu dân cư nông thôn và các chức năng khác ngoài đô thị như du lịch sinh thái…

Quảng trưởng TP. Buôn Ma Thuột
Quảng trường TP. Buôn Ma Thuột

Đồ án cũng xác định rõ 3 chiến lược để xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên tầm nhìn đến năm 2025, đó là: xây dựng thành phố trung tâm vùng – các đầu mối giao thông và các trung tâm cấp vùng; thành phố gắn với điều kiện tự nhiên – kinh tế rừng – kinh tế cây công nghiệp và thành phố mang bản sắc riêng đậm chất văn hoá Tây Nguyên.

Đàm Thuần

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.