Tranh khảm trai về hành trình dời đô của Lý Công Uẩn
16:39, 06/04/2010
Một bức khảm trai có kích thước 2010mm x 1010mm (không kể diềm và vỏ khung tranh) độc nhất vô nhị tái hiện hành trình dời đô của Lý Công Uẩn chuẩn bị ra mắt.
Tác giả khơi nguồn cho ý tưởng này là ông Nguyễn Văn Bảo, Chủ tịch Chi hội Di sản Phúc Chí (Hội Di sản Việt Nam) và người phối hợp với giúp ông hiện thực hóa ý tưởng, thể hiện dưới hình thức tranh vẽ nét bằng mực đen là họa sĩ Nguyễn Tự. Cơ sở để tác giả làm bức tranh này là dựa trên những tài liệu kể cả chính sử và dã sử về triều đại nhà Lý, cụ thể là về việc dời đô của Lý Công Uẩn. Mặc dù sử cũ không ghi chép chi tiết nhà Lý dời đô bằng đường nào nhưng tác giả đã căn cứ trên các kết luận của các nhà nghiên cứu như nhà Lý dời đô bằng đường thuỷ bởi chỉ có dời đô bằng đường thuỷ thì mới an toàn và tải được cả bộ máy triều đình đông đảo cùng vật chất bảo đảm đồ sộ đi kèm. Hành trình dời đô đi qua 6 con sông khác nhau, trong đó các hành trình trên sông Sào Khê, Hoàng Long, Châu Giang là đi xuôi dòng, trên sông Đáy, sông Hồng, sông Tô Lịch là đi ngược dòng.
Tác giả khơi nguồn cho ý tưởng này là ông Nguyễn Văn Bảo, Chủ tịch Chi hội Di sản Phúc Chí (Hội Di sản Việt Nam) và người phối hợp với giúp ông hiện thực hóa ý tưởng, thể hiện dưới hình thức tranh vẽ nét bằng mực đen là họa sĩ Nguyễn Tự. Cơ sở để tác giả làm bức tranh này là dựa trên những tài liệu kể cả chính sử và dã sử về triều đại nhà Lý, cụ thể là về việc dời đô của Lý Công Uẩn. Mặc dù sử cũ không ghi chép chi tiết nhà Lý dời đô bằng đường nào nhưng tác giả đã căn cứ trên các kết luận của các nhà nghiên cứu như nhà Lý dời đô bằng đường thuỷ bởi chỉ có dời đô bằng đường thuỷ thì mới an toàn và tải được cả bộ máy triều đình đông đảo cùng vật chất bảo đảm đồ sộ đi kèm. Hành trình dời đô đi qua 6 con sông khác nhau, trong đó các hành trình trên sông Sào Khê, Hoàng Long, Châu Giang là đi xuôi dòng, trên sông Đáy, sông Hồng, sông Tô Lịch là đi ngược dòng.
Bức tranh mẫu về hành trình dời đô của Lý Công Uẩn |
Nội dung của bức tranh mang đầy “tính kịch”. Bức tranh mô tả quang cảnh sông Hồng xanh ngát bãi ngô, bãi dâu dưới trời mùa thu. Đoàn thuyền dừng lại cắm sào, tùy tùng chuẩn bị rước nhà vua lên bến. Xa xa nơi chân trời phía hồ Tây, một cơn dông nổi, gió cuốn mịt mù, một vòi rồng hút nước xuất hiện. Thấy rồng bay xuất hiện, nhà vua quyết định đặt tên mới cho chỗ định đô là Thăng Long. Nhân dân già trẻ gái trai của làng Quảng Bá, Nhật Tân nô nức kéo ra chật cả bến sông, đem theo những vật lạ đứng thành hàng chờ nhà vua lên đến bờ.
Hiện nay bức tranh đã được chuyển giao cho các nghệ nhân khảm trai của làng nghề truyền thống Chuôn Ngọ (Phú Xuyên, Hà Nội) khẩn trương thực hiện công đoạn cuối cùng là khảm tranh lên gỗ để kịp ra mắt đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế đúng dịp kỷ niệm ngày đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội vào tháng 10 tới. Ước tính chi phí cho bức tranh vào khoảng hơn 500 triệu đồng.
Đ.T (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc