Multimedia Đọc Báo in

Những nhà văn nổi tiếng bị “đánh cắp” giải Nobel Văn học

10:15, 05/05/2012

Đó là những nhà văn nổi tiếng, tác phẩm của họ gắn liền với hơi thở của cuộc sống và trào lưu phát triển văn học của nhân loại, xứng đáng được trao giải Nobel văn học. Đáng tiếc, tài năng và công lao của họ lại bị lãng quên hay "bị đánh cắp" như tạp chí Listverst của Mỹ vừa cập nhật.

1. Mark Twain

Mark Twain tên thật là Samuel Langhorne Clemens (30-11-1835- 21-4-1910), nhà văn khôi hài, tiểu thuyết gia, nhà diễn thuyết nổi tiếng người Mỹ. Ông sinh vào ngày sao Chổi Halley xuất hiện và mất đúng vào ngày sao Chổi tái xuất hiện lần tiếp theo (năm 1910). Cùng với Tom Sawyer và Hack Berry Finn, Mark Twain được ví là tiểu thuyết gia vĩ đại nhất mọi thời đại, riêng Mark Twain còn được mệnh danh là nhà phát minh tiểu thuyết của Hoa Kỳ (Inventor of the Armerican Novel). Từ năm 1803, ông dùng bút hiệu Mark Twain để nhớ về nghề lái tàu của mình, cho ra đời nhiều tác phẩm trứ danh như Cuộc sống thiếu thốn, Cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer, Đi nước ngoài, Hoàng tử và kẻ nghèo, Đời sống trên sông Mississippi, Cuộc phiêu lưu của Hucklebery hay Những kẻ tham nhũng ở Hadleburg... Ông mất năm 1910 trong khi còn nhiều bản thảo dang dở, trong đó có tiểu thuyết Người xa lạ bí mật, nói về sự bi quan của tác giả và được ấn hành năm 1916. Ngoài các tác phẩm đặc sắc, phong cách viết văn của Mark Twain rất đặc biệt, rất "Mỹ", khác hẳn với hành văn của các tác giả người Anh, chính vì vậy mà ông đã được hậu thế suy tôn là đại văn hào, người sáng tạo ra tiểu thuyết Mỹ, bậc thầy về ngôn ngữ theo hình thái tiêu chuẩn, trong đó chứa đựng đủ loại ngôn ngữ đời thường, thổ dân, đặc biệt là ngôn ngữ miền tây Hoa Kỳ những năm cuối thế kỷ XIX đầu XX và thể văn lỏng (loose rhythm) làm cho người đọc có cảm giác giống như những lời nói thực sự, hành văn hiện thực này có tác động rất lớn đến các thế hệ nhà văn đi sau, đúng như nhà văn Ernest Hemingway nhận xét “tất cả nền văn chương hiện đại của Mỹ đều bắt nguồn từ... Mark Twain". Với thành tích to lớn như vậy, đáng ra Mark Twain phải được trao giải Nobel văn chương nhưng nó lại được trao cho những nhà văn khác mà đóng góp của họ so với Mark Twain chỉ là "một thầy một trò".

2. Leo Tolstoy

Leo Tolstoy, tên đầy đủ là Lev Nikolayevich Tolstoy sinh ngày 9-9-1828, mất ngày 20-11-1910 là một tiểu thuyết gia người Nga, nhà triết học, người theo chủ nghĩa hòa bình, nhà cải cách giáo dục... Ông được yêu mến ở khắp mọi nơi, được tôn vinh là nhà văn vĩ đại nhất trong số những nhà tiểu thuyết với kiệt tác Chiến tranh và Hòa bình và Anna Karenina. Hai tác phẩm này được xem là đỉnh cao của tiểu thuyết hiện thực, mô tả cuộc sống Nga những năm nửa cuối thế kỷ 19. Ngoài ra, ông còn nổi tiếng với tác phẩm The Kingdom of God is Within You (Tạm dịch: Vương quốc Chúa trời trong con người bạn), tác phẩm có ảnh hưởng lớn tới những trào lưu chính trị thế giới thế kỷ XX. Tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình có tới 580 nhân vật, nhiều người trong số này là có thật trong lịch sử, nói về cuộc sống xã hội muôn màu, tư chủ đề gia đình cho tới những công việc trong tổng hành dinh của Napoleon, Alexander, hay cuộc sống kham khổ tại chiến trường Austerlitz và Borodino. Qua các tác phẩm này, Leo Tolstoy muốn thể hiện quan điểm của bản thân về lịch sử, tính vô nghĩa của chiến tranh, của các nhân vật như Alexander hay Napoleon. Ngược lại với Chiến tranh và Hòa bình, Anna Kerenina (1877) lại mang tính nhân văn, hài hước, được xây dựng và sắp xếp khá tinh vi, mô tả hai câu chuyện song song về một phụ nữ ngoại tình bị kẹt trong những quy định giáo lý hà khắc với những trò lừa dối của xã hội đương thời. Trong những tác phẩm của mình, Leo Tolstoy rất lưu tâm đến trẻ em và văn học thiếu nhi, ông đã viết nhiều truyện cổ tích ngụ ngôn cho nhóm tuổi này như Chuyện ngụ ngôn Edop và những câu chuyện hóm hỉnh có nguồn gốc từ chuyện dân gian của người Hindu, Ấn Độ.

Sự nổi tiếng của Leo Tolstoy đã được những người đương thời và hậu thế ngưỡng mộ, nhưng ông lại không được trao giải Nobel văn chương, thậm chí Ủy ban xét giải nhiều lần đã cố tình bỏ qua bản dịch về những tác phẩm của Leo Tolstoy.

3. James Joyce

Giống như Mark Twain và Leo Tolstoy, James Joyce, tên khai sinh James Augustine Aloysius Joyce (2-1882 - 1-1941), nhà văn nhà thơ xứ Ireland lại không được trao giải Nobel văn học mặc dù ông có rất nhiều đóng góp cho văn đàn thế giới. James được đánh giá là một những nhà văn có ảnh hưởng nhất thế kỷ XX,  nổi tiếng với tiểu thuyết Uyxơ (1922) và một số tác phẩm khác như truyện ngắn Người Doublin (1914), tiểu thuyết Bức họa người nghệ sĩ trẻ tuổi (1916), Energans Wake (1939)... Ngoài văn xuôi James Joyce còn là tác giả của nhiều tập thơ trứ danh như Nhạc thính phòng (1907), Thơ một xu một bài (1972), Tuyển tập thơ (1931).., những tác phẩm này đều ảnh hưởng lớn đến trường phái thơ hình tượng của Anh nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Theo đánh giá của giới phê bình văn học, mặc dù phần lớn thời gian sống ở nước ngoài, nhưng kinh nghiệm viết văn và làm thơ của James Joyce lại rất tinh tế, mang đậm bản sắc của người Ireland,  đặc biệt là trí tưởng tượng, làm nổi bật chủ đề về cuộc sống người Ireland (Bắc Ai len). Ví dụ trong tác phẩm Người Dublin (The Dublinners) đã thể hiện rất tinh tế bản sắc dân tộc của người Ireland, cuộc sống của Ireland đã ngấm vào máu thịt của tác giả, tạo ra một phần tinh tế, cung cấp nền tảng cho trí tưởng tượng của tác giả. Với nội dung hấp dẫn, Người Dublin đã được chuyển thể thành phim năm 1987 bởi đạo diễn John Huston.

4. Maral Proust

Tên đầy đủ Valentin Louis Georges Eugene Marcel Proust (7-1971 – 11-1922), nhà văn nổi tiếng người Pháp, được biết đến với tác phẩm Đi tìm thời gian đã mất (A la recherche du temps perdu) và được đánh giá là nhà văn vĩ đại nhất thế kỷ XX giống như Tolstoy của thế kỷ XIX. Những nhà văn sinh ra cuối thế kỷ 10 đến 20 không có ai sánh được với Proust và Freud. Đi tìm thời gian đã mất của Proust được tạp chí Time của Mỹ bình chọn xếp thứ 8 danh sách Những tác phẩm vĩ đại nhất mọi thời đại. Năm 1995, báo LEvenement du Jendis cùng Đài phát thanh và Trung tâm văn hóa Pompidon Pari (Pháp) đã làm cuộc thăm dò dư luận để tìm ra danh sách 10 tiểu thuyết hay nhất trong văn học Pháp. Kết quả, tiểu tuyết Đi tìm thời gian đã mất được xếp thứ nhất, ngoài ra nó còn có tên trong danh sách 10 cuốn tiểu thuyết được thanh niên Pháp ưa thích nhất thế kỷ 20. Đây là cuốn tiểu thuyết gồm 7 tập mang tính tự truyện, nhân vật chính là người kể chuyện ở ngôi thứ nhất xưng "tôi". "Tôi" kể về đời mình từ khi còn nhỏ, với những ước mơ, dằn vặt, mối tình với Gilbert (con gái ông Swann), với Albertine, một trong những cô gái “tuổi teen" đầy lãng mạn. Những mối tình thơ mộng và đau xót này đã làm cho nhân vật "Tôi" quằn quại. Cuối cùng thời gian “lại tìm thấy", nghĩa là người kể chuyện tìm ra lẽ sống của mình là cống hiến cuộc đời cho nghệ thuật,  biến “những gì đã mất" thành “những gì giành lại", đó chính là những tác phẩm nghệ thuật đầy chất sáng tạo. Như chính các nhà văn thế kỷ XX thừa nhận,  Đi tìm thời gian đã mất là “một cột mốc trong tiến trình tiến hóa của tiểu thuyết hiện đại thế kỷ XX",  kiệt tác xứng đáng được trao giải Nobel văn học nhưng năm 1920 Ủy ban trao giải Nobel văn chương của Thụy Điển lại ưu ái nhà văn người Nauy tên là Knut Hansun. Sau này người ta có ý định phục hồi quyền lợi cho Maral Proust, nhưng đáng tiếc theo quy định thì giải Nobel không thể được trao sau khi qua đời trừ khi người đoạt giải đã chết sau khi giải thưởng được công bố nên việc đề cử giờ đây đối với Maral Proust đã trở nên vô nghĩa.

Khắc Nam (Theo LV-11/2011)


Ý kiến bạn đọc