Multimedia Đọc Báo in

Nhiều di tích văn hóa-lịch sử ở Dak Lak đang trong tình trạng… vô chủ

17:43, 09/11/2012

Theo Trung tâm quản lý di tích Dak Lak (Sở VH-TT-DL), hiện nay trên địa bàn tỉnh có 18 di tích lịch sử-văn hóa được xếp hạng, trong đó có 15 di tích cấp quốc gia và 3 di tích cấp tỉnh.

Trầm tư cổ tháp Yang Prong
Trầm tư cổ tháp Yang Prong...

Trong số các di tích này, Trung tâm chỉ quản lý 4 địa chỉ: Nhà đày Buôn Ma Thuột, Biệt điện Bảo Đại, Đồn điền CADA và Đình Lạc Giao, những di tích còn lại do các địa phương, hoặc công ty du lịch quản lý.

Bát hương và nhiều đồ thờ cúng của cư dân địa phương đem đến bày ngổn ngang từ cửa ..
Bát hương và nhiều đồ thờ cúng của cư dân địa phương đem đến bày ngổn ngang từ cửa tháp vào tận trong lòng cổ tháp, trông rất mất mỹ quan

Tuy nhiên trên thực tế, số di tích không thuộc cơ quan chuyên môn (là Trung tâm Quản lý di tích Dak Lak) quản lý đều ở trong tình trạng… vô chủ:  không có ban quản lý, không có người bảo vệ trực tiếp. Vì thế đã có nhiều di tích văn hóa-lịch sử  đã biến dạng, hư hỏng và xuống cấp nghiêm trọng, khiến việc khai thác và phát huy các giá trị của di tích vào mục đích phát triển kinh tế-xã hội và văn hóa ở địa phương  gặp khó khăn, bất cập.

Đ.Đ   


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.