Multimedia Đọc Báo in

Họa sĩ đoạt hai giải cao tại Cuộc thi sáng tác tranh cổ động và ca khúc tuyên truyền cải cách thủ tục hành chính tỉnh

14:15, 21/10/2013
Không nhiều người bất ngờ khi biết tin họa sĩ An Quốc Bình giành cả hai giải A và B tại Cuộc thi sáng tác tranh cổ động và ca khúc tuyên truyền cải cách hành chính của tỉnh.

 

 Tác giả  An Quốc Bình  (giữa)  tại buổi lễ trao giải Cuộc thi.
Tác giả An Quốc Bình (giữa) tại buổi lễ trao giải Cuộc thi.

Dù tuyên truyền về một đề tài “khá xương xẩu” nhưng hai bức tranh đoạt giải của An Quốc Bình đã thể hiện một cách rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, chuyển tải khá trọn vẹn ý nghĩa của chủ đề. Anh cho biết: “Tôi chỉ suy nghĩ làm sao vẽ tranh cổ động về cải cách hành chính phải đơn giản, dễ nhớ để quần chúng nhân dân và cán bộ công chức hiểu được điều cần làm là đơn giản về thủ tục hành chính. Người ta thường nói “một cửa, một dấu” để biểu đạt sự đơn giản thủ tục, tôi nắm lấy ý này và phát triển thành “Một cho tất cả” và bức tranh này đã được trao giải cao nhất. Còn với bức tranh đoạt giải B, tôi chỉ nghĩ là dùng chữ @ để thay cho công nghệ thông tin bởi vì chỉ có công nghệ thông tin mới giúp cho hoạt động cải cách hành chính đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả”.

Tác phẩm đoạt giải B...
Tác phẩm đoạt giải B...

 

.. và Tác phẩm đoạt giải A  (ảnh trên) và Tác phẩm đoạt giải B (ảnh bên) của tác giả An Quốc Bình tại Cuộc thi sáng tác tranh cổ động và ca khúc tuyên truyền cải cách hành chính của tỉnh.
.. và Tác phẩm đoạt giải A của tác giả An Quốc Bình tại Cuộc thi sáng tác tranh cổ động và ca khúc tuyên truyền cải cách hành chính của tỉnh.

Ngay từ khi còn là sinh viên Trường Đại học nghệ thuật Huế và nhất là khi bước vào lĩnh vực sáng tác như một họa sĩ chuyên nghiệp, An Quốc Bình đã được biết đến như một người có “duyên” với dòng tranh biểu trưng (logo), và từng giành nhiều giải thưởng như: Giải Ba vẽ tranh cổ động toàn quốc về đề tài phòng chống tệ nạn xã hội và văn hóa độc hại 1996, giải Khuyến khích sáng tác logo thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột 2004, giải Khuyến khích sáng tác logo Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ 4 năm 2004… Đam mê dòng tranh cổ động cũng bởi bị thu hút bởi sức hấp dẫn, tập hợp quần chúng của những bức tranh cổ động thời chiến, An Quốc Bình theo đuổi dòng tranh này với mong muốn góp phần chuyển tải nội dung tuyên truyền về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với người dân. Anh tâm sự: “Vẽ tranh cổ động nhìn dễ mà khó. Họa sĩ vẽ tranh cổ động phải có khả năng khái quát nội dung; sử dụng màu sắc trong sáng, khỏe khoắn; dùng chữ chắt lọc, sao cho ngắn gọn, khúc chiết, gây ấn tượng mạnh mẽ, tạo sức thuyết phục cho người xem và đặc biệt phải có tư tưởng chính trị vững chắc. Dù những mô típ của tranh cổ động “Trời xanh, mây trắng, lúa vàng, công nông binh trí xếp hàng tiến lên” đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người cũng làm khó không ít cho các họa sĩ chuyên nghiệp song với tôi, cũng môtíp ấy có nhiều cách thể hiện vì dùng “hồn” cũ để nói cái mới là tiêu chí chung của nghệ thuật”.

Chúc niềm đam mê của tranh cổ động của họa sĩ An Quốc Bình sẽ mang lại cho anh nhiều thành công hơn nữa trên con đường sáng tác.

Kim Bảo 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.