Bánh cuốn đậm đà vị quê
02:25, 03/07/2010
Bánh cuốn, có nơi còn gọi là bánh xắp không lạ với người ở quê nhưng không nhiều người làm được bánh ngon. Bánh được làm từ bột gạo, ăn với những loại rau quả đồng quê.
Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh cần kinh nghiệm và sự cẩn thận. Gạo đem ngâm, vo sạch xay thành bột nước. Bột làm bánh cuốn không đặc hay lỏng quá bởi bột đặc bánh cứng, dễ gãy, bột lỏng bánh sẽ nhão mất vị ngon. Hành củ thái mỏng phi dầu để rắc vào bánh tạo vị thơm, dầu phi hành dùng để thoa vào bánh.
Lò tráng bánh có hai nồi lớn đổ vào ít nước nhưng chỉ một vung làm cho việc tráng bánh nhanh hơn. Bột được múc bằng cái gáo dừa có cán nhỏ, đổ lên khuôn vải căng trên vòng tre uốn tròn đặt lọt vào miệng nồi. Dùng gáo dừa múc bột xoa lên khuôn (quay bột) cho thật đều. Quay bột xong thì bánh nồi bên vừa chín, nhấc vung qua nồi này lấy bánh ra. Dùng một thanh tre nhỏ vót thật mỏng len vào giữa bánh và khuôn vải nhấc nhẹ tay lên lấy bánh ra. Công việc này cần cẩn thận, nhẹ nhàng và khéo tay để bánh không bị rách. Trải bánh lên mâm có thoa sẵn dầu phi hành vừa chống dính bánh vào mâm vừa làm cho bánh có vị béo khi ăn mà không có mùi dầu sống vì dầu đã chín khi phi hành. Dùng dao cắt bánh làm tư, rắc hành phi vào các phần đó rồi gấp lại cho vào thau nhôm hoặc rổ lớn.
Khi dọn đĩa, dùng kéo cắt bánh thành từng miếng nhỏ khoảng ba ngón tay. Phương ngữ Quảng Nam, Quảng Ngãi gọi là xắp bánh, có lẽ tên gọi bánh xắp bắt đầu từ đây. Bánh cuốn có hai loại là bánh nhân hành và bánh cuốn nhân thịt. Bánh cuốn nhân hành ăn với rau sống thái mỏng hoặc dưa leo thái thành sợi nhỏ, vài lát đậu khuôn, ít giá đỗ trụng và nước mắm ngọt. Nước mắm ngọt mang nét riêng của người làm. Nước mắm hòa với nước sôi để nguội làm giảm vị mặn, vắt chanh vào tạo vị chua, một ít đường làm cho mắm ngọt và ít ớt xay tạo màu đỏ hồng hấp dẫn và vị cay nhẹ. Khi ăn, bánh gạo dẻo thơm, vị chua của chanh, ngọt của đường và giá đỗ, vị béo của dầu, chút bùi bùi của đậu khuôn là điều khiến người ăn nhớ mãi. Bánh cuốn nhân thịt còn có thêm vài lát chả ram hoặc giò làm cho đĩa bánh béo hơn, thơm hơn nhưng lại giảm mùi vị riêng của bánh cuốn.
Ngày nay, bánh cuốn mang cả hồn quê và hương đồng gió nội về thành phố. Người nhà quê đi xa, nhất là sinh viên xuất thân nông thôn thích ăn bánh cuốn vừa mang hương vị đồng quê vừa rẻ, hợp túi tiền.
Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh cần kinh nghiệm và sự cẩn thận. Gạo đem ngâm, vo sạch xay thành bột nước. Bột làm bánh cuốn không đặc hay lỏng quá bởi bột đặc bánh cứng, dễ gãy, bột lỏng bánh sẽ nhão mất vị ngon. Hành củ thái mỏng phi dầu để rắc vào bánh tạo vị thơm, dầu phi hành dùng để thoa vào bánh.
Lò tráng bánh có hai nồi lớn đổ vào ít nước nhưng chỉ một vung làm cho việc tráng bánh nhanh hơn. Bột được múc bằng cái gáo dừa có cán nhỏ, đổ lên khuôn vải căng trên vòng tre uốn tròn đặt lọt vào miệng nồi. Dùng gáo dừa múc bột xoa lên khuôn (quay bột) cho thật đều. Quay bột xong thì bánh nồi bên vừa chín, nhấc vung qua nồi này lấy bánh ra. Dùng một thanh tre nhỏ vót thật mỏng len vào giữa bánh và khuôn vải nhấc nhẹ tay lên lấy bánh ra. Công việc này cần cẩn thận, nhẹ nhàng và khéo tay để bánh không bị rách. Trải bánh lên mâm có thoa sẵn dầu phi hành vừa chống dính bánh vào mâm vừa làm cho bánh có vị béo khi ăn mà không có mùi dầu sống vì dầu đã chín khi phi hành. Dùng dao cắt bánh làm tư, rắc hành phi vào các phần đó rồi gấp lại cho vào thau nhôm hoặc rổ lớn.
Khi dọn đĩa, dùng kéo cắt bánh thành từng miếng nhỏ khoảng ba ngón tay. Phương ngữ Quảng Nam, Quảng Ngãi gọi là xắp bánh, có lẽ tên gọi bánh xắp bắt đầu từ đây. Bánh cuốn có hai loại là bánh nhân hành và bánh cuốn nhân thịt. Bánh cuốn nhân hành ăn với rau sống thái mỏng hoặc dưa leo thái thành sợi nhỏ, vài lát đậu khuôn, ít giá đỗ trụng và nước mắm ngọt. Nước mắm ngọt mang nét riêng của người làm. Nước mắm hòa với nước sôi để nguội làm giảm vị mặn, vắt chanh vào tạo vị chua, một ít đường làm cho mắm ngọt và ít ớt xay tạo màu đỏ hồng hấp dẫn và vị cay nhẹ. Khi ăn, bánh gạo dẻo thơm, vị chua của chanh, ngọt của đường và giá đỗ, vị béo của dầu, chút bùi bùi của đậu khuôn là điều khiến người ăn nhớ mãi. Bánh cuốn nhân thịt còn có thêm vài lát chả ram hoặc giò làm cho đĩa bánh béo hơn, thơm hơn nhưng lại giảm mùi vị riêng của bánh cuốn.
Ngày nay, bánh cuốn mang cả hồn quê và hương đồng gió nội về thành phố. Người nhà quê đi xa, nhất là sinh viên xuất thân nông thôn thích ăn bánh cuốn vừa mang hương vị đồng quê vừa rẻ, hợp túi tiền.
Lê Quang Thọ
Ý kiến bạn đọc