Multimedia Đọc Báo in

Hoa trên cao nguyên đá

15:30, 13/03/2017

Nếu dịp Tết Nguyên đán là thời gian “chuẩn” để hoa đào miền xuôi nói chung, đào Nhật Tân (Hà Nội) nói riêng nở rộ, thì sau Tết là thời gian hoa đào, hoa mận trên Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) bung sắc.

Dù đã bước sang trung tuần tháng ba, nhưng ở xứ “sống trong đá chết vùi trong đá” này, những cành hoa đào, hoa mai vẫn bung những nụ cuối cùng trước khi “ngủ yên” chờ mùa nở mới. Vẻ đẹp “kiêu sa” của hoa đào, hoa mận nở muộn trong sương mù lạnh giá giữa cao nguyên đá khiến khách du lịch gọi là “những bông hoa kiêu hãnh”.

Thời điểm này, tiết trời Cao nguyên đá Đồng Văn được xem là đẹp nhất trong năm. Với nhiệt độ hơn 200C, cao nguyên đá lộng lẫy với những vườn hoa đào, hoa mận khoe sắc giữa vách núi, cạnh đường, ven suối, hông nhà người bản xứ. Dù không phải là mùa cao điểm du lịch nhưng “những bông hoa kiêu hãnh” cuối mùa trên cao nguyên này vẫn “hút” khách bởi vẻ độc, lạ.

Ai đã một lần đặt chân đến đây đều ngỡ ngàng trước vẻ đẹp nguyên sinh của thiên nhiên kỳ vĩ và những con người “sống trong đá chết vùi trong đá” nơi địa đầu Tổ quốc…

Hoa hồng đào nở muộn bên đường.
Hoa hồng đào nở muộn bên đường.

 

Hoa đào nở rực rỡ sau chái nhà dân.
Hoa đào nở rực rỡ sau chái nhà dân.

 

Vẻ kiêu hãnh của những bông hoa nở muộn.
Vẻ kiêu hãnh của những bông hoa nở muộn.

 

Vẻ đẹp của hoa đào khiến những con đường trên cao nguyên đá nên thơ đến lạ.
Vẻ đẹp của hoa đào khiến những con đường trên cao nguyên đá nên thơ đến lạ.

 

Hoa mận cuối mùa
Hoa mận cuối mùa.

 

"Đọ sắc" với hoa.

 

Vẻ đẹp của những bông hoa nở muộn nơi cao nguyên đá thu hút rất đông khách du lịch.
Vẻ đẹp của những bông hoa nở muộn nơi cao nguyên đá thu hút rất đông khách du lịch.

 Mai Thắng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.