Multimedia Đọc Báo in

Vất vả nghề cạo mủ cao su

22:25, 16/10/2018

1 giờ sáng, trời lạnh và buốt sương! Theo chân những công nhân cạo mủ cao su tại Nông trường cao su Cư Bao (thị xã Buôn Hồ) làm việc trong rừng cao su bạt ngàn mới thấu hiểu sự vất vả, nhọc nhằn của họ.

Sau đây là một số hình ảnh phóng viên Báo Đắk Lắk Online ghi lại tại Nông trường Cao su Cư Bao:

Nửa đêm phải đưa con đi gửi nhà người thân để đi làm.
Nửa đêm, một công nhân phải đưa con đi gửi ở nhà người thân để đi làm.

 

Bắt đầu đi làm vào lúc mọi người còn đang say ngủ.
 Khi mọi người còn đang ngủ say, thì chị H'Níp Ayun lại chuẩn bị cho ngày làm việc mới của mình...  

 

Rồi cần mẫn cạo mủ...
 ...tỉ mẫn với từng thao tác cạo mủ.

 

Có nhiều vị trí phải cạo mủ trên những cành cây cao…
Khó khăn nhất là có nhiều vị trí cạo mủ ở trên cao…

 

Cạo xong, trong khi chờ mủ chảy xuống thì lấy số mủ còn bám lại trong bát.
 Ngoài dao cạo, xô đựng mủ, thì đèn pin là thiết bị luôn "đồng hành" cùng người thợ cạo mủ. 

 

Số mủ thu được tại 1 cây cao su sau đêm làm việc chăm chỉ.
Thành quả sau một đêm làm việc chăm chỉ.

 

Lúc mọi người thức dậy là lúc những công nhân làm nghề cạo mủ đi làm về.
 Khi mặt trời bừng sáng những công nhân cạo mủ cao su kết thúc một ngày làm việc.

Thùy Dung

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.