Multimedia Đọc Báo in

Hạ tầng phục vụ thanh toán thẻ phân bố chưa đồng đều

10:23, 15/05/2013

Hoạt động thanh toán thẻ còn một số tồn tại như cơ sở hạ tầng phân bố chưa đều, chủ yếu tập trung ở thành thị; thanh toán thẻ nội địa qua POS chưa nhiều; hệ thống đường truyền đôi khi bị tắc nghẽn; công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động thanh toán thẻ còn hạn chế.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam cho biết, để thúc đẩy thị trường thẻ ngân hàng phát triển, dự kiến thời gian tới sẽ tập trung triển khai các giải pháp: Ban hành văn bản hướng dẫn về các dịch vụ, phương tiện thanh toán mới, khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt; xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp về thuế đối với hàng hóa và dịch vụ thanh toán bằng thẻ qua POS; tập trung phát triển, bố trí hợp lý mạng lưới ATM và POS bảo đảm hoạt động hiệu quả; khuyến khích phát triển thẻ đa năng; tập trung thực hiện và hoàn thành Đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất; xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán bù trừ tự động; ban hành các quy định, tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh và bảo mật; hoàn thiện việc chuyển đổi mã tổ chức phát hành thẻ; tăng cường công tác thông tin -tuyên truyền để phổ biến kiến thức về thanh toán thẻ; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiệp vụ phát hành, thanh toán thẻ cũng như kết nối các hệ thống chuyển mạch…
Tính đến cuối năm 2012, cả nước có khoảng 57,1 triệu thẻ ngân hàng, trong đó thẻ nội địa chiếm hơn 92%, số còn lại là thẻ quốc tế.
Về hạ tầng phục vụ thanh toán thẻ, tính đến cuối tháng 3-2013, toàn hệ thống có trên 14.300 ATM và hơn 101.400 POS. Với việc kết nối liên thông hệ thống ATM trên phạm vị toàn quốc đã giúp chủ thẻ của một ngân hàng đã có thể giao dịch tại hầu hết các ngân hàng khác.

Lê Ngọc


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.