Multimedia Đọc Báo in

Thông tư quy định về cấp và quản lý Chứng chỉ định giá đất

16:53, 24/02/2016

Từ ngày 1-3-2016 Thông tư số 61/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về cấp và quản lý Chứng chỉ định giá đất sẽ có hiệu lực thi hành.

a
Ảnh minh họa

Đối tượng áp dụng Thông tư này là cá nhân đề nghị cấp Chứng chỉ định giá đất; cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường; tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc cấp và quản lý Chứng chỉ định giá đất.

Cá nhân được cấp Chứng chỉ định giá đất phải có đủ các điều kiện sau: có năng lực hành vi dân sự; có phẩm chất đạo đức, liêm khiết, trung thực, khách quan; có trình độ chuyên môn theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 20 của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15-5-2014 của Chính phủ quy định về giá đất; có thời gian công tác theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 20 của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP; có Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa bồi dưỡng về định giá đất theo chương trình bồi dưỡng về định giá đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành…

Khi tiếp nhận, đối với trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận và viết giấy hẹn ngày trả kết quả đối với người nộp hồ sơ trực tiếp tại Văn phòng một cửa hoặc thông báo ngày trả kết quả qua điện thoại hoặc qua email đối với người gửi hồ sơ qua đường bưu điện. Đối với trường hợp chưa đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định, công chức có trách nhiệm hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ theo quy định…

Chứng chỉ định giá đất có giá trị trong thời hạn 5 năm, trừ trường hợp bị thu hồi. Đối với trường hợp cấp lại Chứng chỉ định giá đất thì thời hạn của Chứng chỉ là thời hạn còn lại của Chứng chỉ định giá đất đã cấp. Chứng chỉ định giá đất có giá trị pháp lý để cá nhân hành nghề tư vấn xác định giá đất trong tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất quy định tại Điều 20 của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP. Theo đó, bãi bỏ Điều 36 của Thông tư số 36-014/TT-BTNMT ngày 30-6-2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất, xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất.
 

T.H (Nguồn Bộ TN&MT)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.