Multimedia Đọc Báo in

Ngày mới ở Dliê Yang

10:42, 07/04/2010

Đường giao thông liên thôn được đổ cấp phối và trải nhựa rộng rãi, nhiều căn nhà xây dựng khang trang nổi bật giữa những vườn cà phê xanh tốt, trường học, trạm y tế đều được kiên cố hóa với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ công tác dạy học và khám bệnh… Tất cả đã tạo nên diện mạo mới cho
xã Dliê Yang.

Đường liên xã được xây dựng rộng rãi
Đường liên xã được xây dựng rộng rãi


Xã Dliê Yang có 17 thôn, buôn với trên 2.000 hộ (gần 9880 khẩu), trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 50%. Năm 2009 vừa qua, kinh tế của xã có mức tăng trưởng khá, tổng thu ngân sách gần 2,5 tỷ đồng, đạt 106% kế hoạch, tỷ lệ hộ nghèo còn 14,1%, giảm 9,84% so với năm 2005, sản xuất nông nghiệp đạt 100% kế hoạch. Từ năm 2005 đến nay, Dliê Yang đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng đường giao thông, hồ thủy lợi, trường học, trạm y tế và nhà văn hóa cộng đồng. Riêng năm 2009, nhân dân và chính quyền xã đã cùng đóng góp trên 232 triệu đồng (trong đó nhân dân góp gần 152 triệu đồng) để xây mới và sửa chữa các tuyến đường nội thôn và liên thôn buôn, xây dựng 3 cống thoát nước ở thôn 2, buôn Tri B, buôn Tir, buôn Sek Điếc. Các Chương trình mục tiêu quốc gia được chính quyền xã triển khai thực hiện tốt như: xây dựng được 98 căn nhà cho hộ nghèo theo chương trình 134 và 167; kéo điện cho 210 hộ theo chương trình 168; giải quyết đất sản xuất và đất ở cho 215 hộ theo chương trình 132; đầu tư 500 triệu đồng cho các buôn đồng bào dân tộc thiểu số phát triển đàn bò... cũng đã giúp bà con ổn định cuộc sống và yên tâm phát triển kinh tế. Ngoài ra, kinh tế hộ và thương mại dịch vụ cũng đang có những bước phát triển khá mạnh, trên địa bàn xã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình kinh tế trang trại, các đại lý nông sản thu mua và cung ứng vật tư cho người dân trong vùng. Anh Lê Ba, một chủ đại lý thu mua nông sản ở thôn Tri C1 cho biết, so với 5 năm về trước thì Dliê Yang có sức vươn rất mạnh. Ngày trước cuộc sống của người dân ở đây rất vất vả, đường sá đi lại khó khăn, nông sản làm ra muốn bán thì phải chở ra tận thị trấn, thỉnh thoảng cũng có vài lái buôn vào mua nhưng lại bị ép giá. Bây giờ thì các đại lý thu mua mọc lên khá nhiều, đường được nhựa hóa vào tận thôn, buôn, nông dân không còn vất vả khi lựa chọn đầu ra. Đồng thời, vật tư phục vụ cho sản xuất cũng được cung ứng dễ dàng thông qua hình thức nông dân lấy hàng trước, kết thúc vụ mùa mới trả tiền cho đại lý. Ông Ama Túp (buôn Tri A) một hộ sản xuất kinh doanh giỏi cũng cho biết, bây giờ làm ruộng, rẫy không còn vất vả như ngày xưa vì đã có cán bộ kỹ thuật giúp bà con chọn những giống cây, con tốt, cho năng xuất cao và hướng dẫn cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh… Nhờ đó, bà con trong buôn đã làm kinh tế giỏi hơn, nhiều hộ xây được nhà mới.  Năm vừa qua, toàn xã có 992 hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi ở ba cấp (cấp tỉnh 60 hộ, huyện 198 hộ, xã 734 hộ). Hội nông dân xã cũng đã đứng ra ký hợp đồng với các đại lý phân bón cung ứng 600 tấn phân bón trả chậm (trả trước 50%) cho hội viên nông dân, đồng thời mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật và dạy nghề cho nông dân để nâng cao kiến thức và tạo việc làm tại chỗ cho bà con.
Một điều đáng chú ý hơn cả ở Diê Yang là 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, tỷ lệ bỏ học rất thấp, chiếm chưa tới 0,5%; 14/17 thôn, buôn có bộ thu phát thanh; 11 thôn, buôn được công nhận là thôn, buôn văn hóa; có trên 1180 gia đình được công nhận gia đình văn hóa các cấp, chiếm 58% tổng số hộ trong toàn xã. Các chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế được thực hiện nghiêm túc tạo điều kiện tốt nhất cho người dân trong việc chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống. Hoạt động tuyên truyền pháp luật được phổ biến đến từng thôn, buôn, theo đó bà con luôn đoàn kết, nâng cao tinh thần cảnh giác trước các thế lực thù địch. Đó cũng là kết quả của sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền và sự đoàn kết một lòng của nhân dân trong việc xây dựng nông thôn mới.

Thuận Nguyễn

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.