Multimedia Đọc Báo in

Tình trạng sâu bệnh hại cây trồng vẫn đang ở mức báo động

15:15, 14/04/2010

Theo thống kê mới nhất của Sở NN-PTNT, trong quý I - 2010, trên địa bàn tỉnh, tình trạng sâu bệnh hại cây trồng vẫn luôn ở mức báo động.

Riêng vụ lúa đông xuân, mật độ sâu cuốn lá từ 3-7con, bọ trĩ 100- 1000 con và rầy nâu 50-600 con/m2; đạo ôn lá, cứ trung bình 43ha thì có tỉ lệ bệnh là 10-30%; khô đầu lá, cháy bìa lá 5ha 10-15%; khô vằn 4ha 7-15%; đốm nâu 2ha 10-25%. Trên cây cà phê, rệp sáp hại quả cứ 147 ha tỷ lệ hại 10-25%; rệp sáp mềm xanh 38 ha 10-20%; bệnh rỉ sắt 38 ha 10-25%; mật độ ve sầu 5 – 8 con/m2. Cây tiêu, tuyến trùng 5-8%; bệnh vàng lá chết chậm 2-5% và thán thư 5-8%/trung bình cây. Điều, bọ xít muỗi 10-15% và thán thư 2-5%/ trung bình cây. Ca cao, bọ xít muỗi cứ 15ha tỷ lệ hại 5-15%; rệp sáp 5-10%. Cao su, bệnh phấn trắng 3-5%; bệnh nấm hồng 2-3%/ trung bình cây. Rau các loại, bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây bí đỏ giai đoạn ra hoa – quả non có tỷ lệ hại là 5-15%/2ha... gây hại rải rác tại các huyện Ea Súp, Krông Ana, Lak, M’Drak, Ea Kar, Krông Bông. Ngành nông nghiệp cảnh báo trong mùa mưa tới, tình trạng sâu bệnh vẫn có nguy cơ tăng cao, nhiều loại cây trồng rất có khả năng mất trắng.

Người dân lo lắng với tình trạng sâu bệnh trên cây trồng
Người dân lo lắng với tình trạng sâu bệnh trên cây trồng

Trước diễn biến phức tạp trên, Sở NN-PTNT đã và đang triển khai khảo nghiệm mô hình thí điểm 2 giống lúa kháng rầy (BN, RNT3) trong vụ đông xuân (2009-2010), theo dõi thử nghiệm thuốc sinh học Azaba trừ rệp sáp hại cà phê và mô hình trình diễn thuốc RIC kích thích sinh trưởng cây cà phê tại phường Khánh Xuân, TP. Buôn Ma Thuột đã cho những thành công bước đầu khả quan. Đồng thời kiểm tra hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật tại một số điểm thuộc địa bàn huyện Lak, Krông Ana; tình hình lưu thông, buôn bán giống cây trồng ở các trạm, điểm kiểm dịch thực vật đầu mối (sắp tới sẽ nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh). Mặt khác, khuyến cáo các địa phương tiếp tục tăng cường điều tra, theo dõi, phát hiện và phòng trừ kịp thời sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh thực vật xâm hại và các động vật chuột, sóc, ốc bưu vàng.

Lê Thành

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.