Multimedia Đọc Báo in

Một số loại bệnh thường gặp ở cây hồ tiêu

09:23, 27/05/2011

Hồ tiêu là loại cây trồng leo, thân dài nhẵn không mang lông, có hoa, lá giống lá trầu được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung Tây Nguyên nước ta và cũng là loại cây trồng rất dễ mắc bệnh, giảm sản lượng. Dưới đây là một số loại bệnh thường gặp được các chuyên gia nông nghiệp ĐH Cornell (Mỹ) cập nhật kèm theo những khuyến cáo phòng ngừa cần thiết.

1. Bệnh do vi khuẩn
- Bạc lá do vi khuẩn (Bacterial Leaf Spot) gọi tắt là bệnh BLS do 2 nhóm khuẩn chính là Xanthomonas Campestris PV Vesicatoria và Xanthomonas Vesicotoria, đây cũng là căn bệnh thường gặp ở cà chua, có nguồn gốc từ đất trồng, hạt giống, Khuẩn có thể tồn tại trong đất từ 1-2 năm, vì vậy cần luân chuyển vụ để giảm trừ khuẩn. Hạt giống khi gieo nên xử lý bằng nước ấm (50oC trong thời gian 25 phút) hoặc xử lý thuốc diệt khuẩn Clorox hay các loại thuốc tương tự. Xử lý nước nóng rất hiệu quả, khống chế khuẩn có trong hạt giống nhưng nó lại gây ảnh hưởng đến việc nẩy mầm, vì vậy cần phải bảo đảm nhiệt độ thích hợp. Nên luân vụ để hạn chế khuẩn tái phát triển, nếu cần có thể dùng hóa chất để xử lý.
- Bệnh thối rễ (BSR) do khuẩn Erwina Carotovara Subsp. Carotova gây ra, chúng có mặt trong môi trường, trong đất và nước bề mặt, tồn tại sau thu hoạch, đặc biệt là rửa bằng nước. Bởi vậy người ta khuyến cáo nên bảo quản hồ tiêu khô để hạn chế khuẩn BSR lây lan. Trường hợp dùng nước thì nên dùng nước pha dịch Clo 25 phần triệu (ppp), nhiệt độ nước rửa quả hồ tiêu không lạnh hơn nhiệt độ của quả nhằm hạn chế khuẩn thâm nhập vào bên trong hạt.

2. Bệnh do virút
- Bệnh do virút CMV (Cucumber Mosaic virus), đây là loại virút thể khảm thường thấy ở dưa chuột,  phát triển mạnh vào mùa xuân và hè, do các tác nhân môi trường nhất là cỏ dại, độ ẩm không khí, trong hạt giống. Để phòng ngừa, nên chặt bỏ những cây mắc bệnh, nên trồng xen canh các loại cây trồng khác để hạn chế virút lan truyền bệnh.
-  Bệnh do virút TMV (Tobacco Mosaic virus) lây truyền qua phương pháp cơ học, qua hạt giống và qua cỏ dại. Nó có khả năng tồn tại và lây lan ngay cả trong môi trường khắc nghiệt, nhất là trong rễ, gốc của hồ tiêu . Để hạn chế virút TMV thì công tác vệ sinh đóng vai trò quan trọng, loại bỏ tất cả các loại vật liệu của cây trồng cũ, tạo môi trường canh tác mới sạch sẽ, nên mua hạt giống có nguồn gốc rõ ràng, khỏe, không có chứa mầm bệnh. Trước khi gieo nên ngâm hạt giống trong dịch tẩy gia dụng 10%, thời gian 30 phút hoặc trong dịch trisodium phosphate (NaPO4) 10% trong vòng 15 phút.

 

- Virút gây héo vàng lá (TSWV):  Trong nhóm vi rút này thường gặp nhất là virút Frankliniella Fussca và Foccidentalis do bọ trĩ, cỏ dại gây lan truyền làm cho hồ tiêu bị đốm đen trên lá, chấm đen trên quả, cây trồng còi cọc, chậm lớn. Sau khi bị nhiễm bệnh khoảng từ 3-7 ngày virút bắt đầu lan sang những cây trồng mới. Để hạn chế nguy cơ lây virút TSWV, nên giữ vệ sinh tốt cho cây trồng, đất canh tác, nước tưới. Do chưa có cách điều trị nên những cây nhiễm bệnh nên chặt bỏ hoặc dùng thuốc SpinTor, loại thuốc trị virút TSWV hiệu quả nhất hiện nay. Ngoài bệnh héo lá vàng lá do virút TSWV còn có bệnh vàng lá chết chậm, dân gian gọi là bệnh tiêu sầu do một số tuyến trùng gây ra, tạo nốt sần trên vỏ. Tuyến trùng có tên khoa học là Meloidogyne incognita có thể thâm nhập vào mô rễ ngăn cản việc hút nước và dưỡng chất, dẫn đến vàng lá, nếu nặng có thể làm cho cây bị chết. Biện pháp phòng ngừa là bảo đảm vệ sinh, bón đủ phân hữu cơ để giúp cây trồng phát triển tốt, và giúp cân bằng hệ thống sinh học cho tiêu. Cứ 2-3 năm bón phân hữu cơ một lần, trồng xen cây đậu đỗ giữa các hàng tiêu để ngừa bệnh.

3. Bệnh do nấm 
-  Bệnh nấm mốc trắng (White Mold) thường do nấm có trong đất Sclerotina Sclerotiorun gây ra,  gặp nhiều ở cà chua, bắp cải, rau diếp, cà rốt. Bệnh phát triển mạnh trong mùa đông giá lạnh. Phòng bệnh bằng cách giữ vệ sinh hạt giống, vệ sinh đất trồng, nước tưới, bảo đảm đủ độ ẩm cần thiết để ức chế sự lan truyền của nấm. Có thể dùng các loại thuốc diệt nấm, như thuốc Contans WG (Coniothyrium minitans), có tác dụng tốt trong việc hạn chế nấm mốc phát triển.
- Bệnh chết nhanh do nấm (Suddenly dead) hay còn gọi là bệnh đột tử,  thường do nấm có mặt trong đất,  tên khoa học là Phytopthora SPP gây ra,  nhất là khi chân ruộng bị ngập nước, nấm thâm nhập vào cây trồng gây hủy hoại mô làm cho rễ thâm đen, nặng có thể gây thối rễ. Để hạn chế căn bệnh này, nên tăng cường công tác vệ sinh từ hạt giống đến cây trồng, đặc biệt là đất canh tác. Nên cách tác hồ tiêu ở vùng đất cao, tránh ứ đọng nước, có hệ thống thoát nước thích hợp trong mùa mưa.

KN (Theo DPP-5/2011)

 


Ý kiến bạn đọc