Phát hiện hai loài sên mới ở Australia
Các nhà khoa học và thực vật học trong một chuyến thám hiểm tại khu vực núi Kaputar, gần TP. Narrabri, bang New South Wales (Australia), đã phát hiện được hai loại sên mới, đó là: sên hồng khổng lồ và ốc sên ăn thịt
Sên hồng và loài sên tam giác (Ảnh: Queensland.Gov.au) |
Theo đó các nhà khoa học đặt tên loài sên hồng này là Triboniophorus graeffi, thuộc loài sên đỏ tam giác. Tuy nhiên, đối với người dân địa phương thì loài sên này không có gì mới lạ, chúng thường xuất hiện sau những trận mưa lớn tại những vùng ẩm thấp. Loài sên hồng có chiều dài lên tới 20cm, chúng đã xuất hiện từ thời kỳ siêu lục địa Gondwana chưa phân tách, cách đây 180 triệu năm. Loài này chủ yếu sinh sống trên khu vực đỉnh núi Kaputar và một số loài cùng họ cũng được tìm thấy ở New Zealand và Nam Phi.
Loài sên hồng mới được phát hiện (Ảnh: Nationalgeographic) |
Loài sên hồng này có khả năng ngụy trang, lẩn khuất vào môi trường sống bởi chúng thường sống trên lá của cây bạch đàn đỏ. Mặc dù nhỏ bé nhưng sên hồng đóng một vị trí quan trọng trong hệ sinh thái nơi đây.
Trong khi đó, thông tin về loài loài ốc sên ăn thịt còn khá khiêm tốn, chỉ biết chúng sinh sống tại khu vực núi Kaputar và chỉ tấn công những con mồi ăn thực vật.
Sên ăn thịt. (Ảnh: Dailymail) |
Cả khu rừng tại nơi phát hiện ra hai loài sên này từng được bao phủ phần lớn bởi các khu rừng nhiệt đới. Sau một núi lửa phun trào cách đây khoảng 17 triệu năm, khu vực này trở nên khô cằn chỉ còn lại một số vùng nhỏ có điều kiện giống rừng nhiệt đới và là điều kiện chỉ có loài động vật không xương sống có thể tồn tại.
Ủy ban khoa học bang New South Wales đã quyết định đưa khu vực này vào danh sách khu sinh thái cần được bảo vệ vì xuất hiện hai loài ốc sên quí hiếm trên.
H.G (Dịch, tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc