Multimedia Đọc Báo in

Hoàn cảnh đáng thương của 5 anh em côi cút

09:07, 12/09/2012

Bốn năm trước, sau một thời gian lâm bệnh nặng không có tiền chạy chữa, chị H’Ben qua đời, một thời gian ngắn sau đó, người chồng đi lấy vợ khác, bỏ lại 5 đứa con côi cút tự nuôi nhau ở buôn Mlia, xã Ea Trang (huyện M’Drak).

            Bốn  chị  em H’Trinh
Bốn chị em H’Trinh

Năm anh em Y Pháo sống côi cút với nhau trong căn nhà tạm chừng 16m2. Trong nhà không có đồ đạc gì đắt tiền ngoài những bộ quần áo, chăn màn đã rách nát. Anh cả Y Pháo, 18 tuổi, cả ngày phải đi làm thuê khắp nơi suốt từ sáng đến chiều tối mới về để kiếm tiền nuôi các em. Ở nhà, mọi việc từ trông em, giặt quần áo, cơm nước... đều do một mình cô em gái H'Trinh 15 tuổi tự lo liệu. Có hôm anh đi làm không về, nhà không còn hạt gạo để nấu, vậy là chị em H' Trinh phải nhịn đói. Không có tiền nên mấy chị em H’Trinh đều thất học, trong khi trẻ em trong buôn đến trường thì các em phải ra đồng làm cỏ lúa. Ruộng ở ngay gần nhà nhưng mùa này khô hạn, chị em không có tiền mua phân bón, không biết chăm sóc nên lúa lên không nổi. Amí H'Wer, một người hàng xóm cám cảnh: "Mẹ các cháu mất sớm, bố đi lấy vợ khác, các cháu phải làm rất nhiều việc, kể cả đi làm thuê để kiếm tiền nuôi nhau đã mấy năm rồi. Thấy hoàn cảnh các cháu khó khăn, tôi xem các cháu như con mình nên đã giúp các cháu, bày cho các cháu cách làm ăn, nhưng chúng còn nhỏ quá, ăn không có, mặc cũng thiếu, không có tiền, không được đi học". Còn ông Y Toan Byă, Phó Chủ tịch UBND xã Ea Trang cho biết: "Hoàn cảnh của các cháu rất đáng thương nhưng xã không biết làm thế nào. Ngày Tết, ngày lễ, xã cũng có giúp các cháu ít gạo, ít tiền. Vừa rồi, UBND xã có họp đưa hoàn cảnh các cháu vào đối tượng 167 để xét đề nghị Nhà nước hỗ trợ nhà ở nhưng mức hỗ trợ chỉ có 25 triệu đồng thì làm nhà cho các cháu cũng khó. Vì thế, rất mong các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, bà con xa gần quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ thêm cho các cháu”.

 Nguyễn Hiếu


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.