Multimedia Đọc Báo in

Bộ đội Biên phòng tỉnh hỗ trợ gia đình quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

22:11, 11/04/2017

Trung úy Tống Nam Sơn là nhân viên đội trinh sát Đồn Biên phòng Ea H’leo thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk.

Năm 2009, anh Sơn kết hôn với chị Lý Thị Hồng, nhân viên Công ty Cổ phần Intimex ĐắkNông. Hai năm sau, anh chị sinh được cô con gái Tống Hà An khỏe mạnh, bụ bẫm. Gia đình anh chị đang tràn ngập hạnh phúc thì khi Hà An được 18 tháng tuổi, mắt bé bị một lớp màng xám che mất đồng tử và được các bác sĩ kết luận bị đục thủy tinh thể bẩm sinh phải mổ.

Hai mẹ con cháu Tuệ Minh đang chờ khám tại Bệnh viện Mắt Singapore.
Hai mẹ con cháu Tuệ Minh đang chờ khám tại Bệnh viện Mắt Singapore.

Hà An chưa khỏi bệnh thì năm 2016, vợ chồng anh Sơn sinh bé thứ hai là Tống Tuệ Minh cũng bị đục thủy tinh thể giống chị. Từ khi chào đời, cháu Minh đã không nhìn thấy được ánh sáng. Mới 6 tháng tuổi, cháu đã phải trải qua 4 lần mổ mắt nhưng đều không thành công. Tuyệt vọng, gia đình anh Sơn, chị Hồng bán hết tài sản, bán nhà và vay mượn khắp nơi đưa con sang Singapore điều trị với hy vọng tìm lại chút ánh sáng cho con. Qua thăm khám, các bác sĩ  nhận định cháu Minh đã bị hỏng hoàn toàn một mắt, con mắt còn lại có thể ghép giác mạc để phục hồi, song chi phí cho ca mổ là 50.000 USD (trên 1 tỷ đồng), chưa kể các chi phí phát sinh khác – số tiền quá lớn so với khả năng của gia đình anh Sơn.

Trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình Trung úy Tống Nam Sơn, vừa qua Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã phát động mỗi cán bộ, chiến sĩ quyên góp 1 ngày lương. Tuy nhiên, gia đình anh Sơn vẫn cần lắm sự hỗ trợ, giúp đỡ từ những tổ chức, cá nhân có tấm lòng hảo tâm để chữa bệnh cho con. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: Trung úy Tống Nam Sơn (Đồn Biên phòng Ea H’leo, điện thoại: 0974.452.379) hoặc Phòng Chính trị - Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk.

Văn Nhương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.