Multimedia Đọc Báo in

Lâm tặc vây đánh kiểm lâm Vườn Quốc gia Yok Đôn để trả thù

17:30, 30/10/2012

Sáng 30-10, ông Trần Văn Thành – Quyền Giám đốc VQG Yok Đôn cho biết: Công an huyện Buôn Đôn đã bắt được nhóm lâm tặc vây đánh anh Lưu Hải Bắc (kiểm lâm viên thuộc VQG) bất tỉnh phải nhập viện khi anh đang trực tại chốt. Nhóm lâm tặc trên đã được Công an huyện giao cho xã Krông Na xử lý cảnh cáo và phạt hành chính, do mức độ vi phạm chưa đến mức phải xử lý hình sự. Ông Thành cũng cho biết thêm, hiện anh Bắc vẫn đang nằm cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Buôn Đôn và đã hồi tỉnh, sức khỏe đang bình phục không nguy hiểm đến tính mạng. 

Một nhóm lâm tặc vào VQG Yok Đôn khai thác gỗ hương trái phép bị Công an huyện Buôn Đôn bắt giữ mới đây
Một nhóm lâm tặc vào VQG Yok Đôn khai thác gỗ hương trái phép bị Công an huyện Buôn Đôn bắt giữ mới đây
 
Được biết, khoảng 14 giờ ngày 28-10, trong lúc anh Lưu Hải Bắc cùng 2 kiểm lâm là Trần Trọng Lượng và Y Khương – là kiểm lâm Vườn Quốc gia Yok Đôn được tăng cường cho Đoàn 12/08 của huyện Buôn Đôn đang trực tại chốt đường sông Đ19 (nằm cạnh sông Serepok, ở Buôn Trí A, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn) thì bất ngờ bị một nhóm thanh niên khoảng 5 người ở buôn Jang Lành (xã Krông Na) ập vào vây đánh. 2 anh Lượng và Y Khương chạy thoát được, riêng anh Bắc bị nhóm người trên bao vây và dùng vỏ chai rượu Vodka đánh vào đầu bất tỉnh. 
 
Thời gian gần đây, lâm tặc thường xuyên đột nhập VQG Yok Đôn để đốn hạ gỗ quý
Cây gỗ quý tại VQG Yok Đôn bị lâm tặc đốn hạ hồi tháng 8 năm nay
 
Nhận được tin báo, cơ quan chức năng đã huy động lực lượng đến hỗ trợ nhưng nhóm thanh niên này đã nhanh chân tẩu thoát. Theo nhận định của lãnh đạo VQG Yok Đôn, rất có thể nhóm thanh niên này là lâm tặc thường vào Vườn khai thác gỗ lậu và bị kiểm lâm vườn bắt giữ nên chúng đánh người để trả thù.
L.V 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.