Multimedia Đọc Báo in

Hai cha con rủ nhau trộm cắp tài sản ở chòi rẫy của người dân

20:59, 29/06/2019

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Cư M'gar đang củng cố hồ sơ, chứng cứ để xử lý vụ việc hai cha con Vi Văn Duẩn (sinh năm 1978, dân tộc Thái, quê ở Nghệ An và Vi Văn Duyễn, sinh năm 1998) về hành vi trộm cắp tài sản.

Theo đó, từ đầu năm 2019, hai bố con Vi Văn Duẩn và Vi Văn Duyễn từ Nghệ An vào Đắk Lắk đi làm thuê trên địa bàn các xã Ea Kiết, Ea Kuêh (huyện Cư M’gar). Khoảng 8 giờ sáng ngày 25-6, hai cha con Duẩn và Duyễn đi bộ từ tuyến đường liên xã Ea Kiết đến xã Ea Kuêh để tìm xin việc làm. Đến đoạn đường qua thôn 14, xã Ea Kiết hai cha con có ghé vào chòi rẫy của anh Đoàn Quốc Hải (ngụ tại xã Ea Kiết) với ý định để xin nước uống.

Hai cha con Vi Văn Duẩn và Vi Văn Duyễn tại cơ quan công an
Hai cha con Vi Văn Duẩn và Vi Văn Duyễn tại cơ quan Công an

Tại đây, Duẩn và Duyễn phát hiện chiếc xe mô tô BKS 47L8. 9695 dựng ở chòi rẫy không có người trông coi nên đã thực hiện hành vi trộm cắp và mang đi tiêu thụ. Trên đường hướng về huyện Ea H’leo, Duẩn và Duyễn gặp một người thu mua phế liệu và bán chiếc xe máy vừa trộm cắp được cho người này với giá 400.000 đồng.

Đến sáng ngày 26-6, trên đường quay lại xã Ea Kuêh thì hai cha con Duẩn và Duyễn đã bị cơ quan Công an huyện Cư M’gar bắt giữ.

Tại cơ quan Công an, Vi Văn Duẩn và Vi Văn Duyễn khai, do không có công ăn việc làm ổn định, bản thân lại nghiện ma túy nên nghĩ đến chuyện trộm cắp tài sản để phục vụ cho việc tiêu xài cá nhân.

Qua vụ việc này, Công an huyện Cư M’gar khuyến cáo, người dân cần lưu tâm hơn nữa trong việc quản lý, trông coi những tài sản có giá trị của gia đình mình để trong các chòi rẫy.

Đỗ Lan


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.