Multimedia Đọc Báo in

Các quy định của pháp luật về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (Tiếp theo kỳ trước)*

15:31, 28/08/2011

11. Hỏi: Trường hợp nào hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm khi bị Nhà nước thu hồi đất ? Mức hỗ trợ cụ thể  trên địa bàn tỉnh Dak Lak?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP; Điều 16 Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT; Điều 12 Quyết định số 02/2010/QĐ-UBND, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp không thuộc trường hợp thu hồi đối với đất nông nghiệp trong khu dân cư và đất vườn, ao không được công nhận là đất ở (Điều 21 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP) mà không có đất để bồi thường thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền quy định còn được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm theo một trong các hình thức bằng tiền hoặc bằng đất ở hoặc nhà ở hoặc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp. Quy định mức hỗ trợ cụ thể trên địa bàn tỉnh như sau:

1. Hỗ trợ bằng tiền bằng 2 lần giá đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi; diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 70 của Luật Đất đai năm 2003 và Điều 69 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP.

2. Hỗ trợ một lần bằng một suất đất ở hoặc một suất đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp. Việc áp dụng theo hình thức này được thực hiện đối với trường hợp người được hỗ trợ có nhu cầu về đất ở hoặc đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp mà giá trị được hỗ trợ theo quy định tại mục 1 nêu trên lớn hơn hoặc bằng giá trị đất ở hoặc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; phần giá trị chênh lệch được hỗ trợ bằng tiền.

3. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất có nhu cầu đào tạo nghề thì phải đăng ký với tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Kinh phí hỗ trợ được quản lý tập trung tại Kho bạc Nhà nước, khi người lao động đã học xong nghề tại các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh thì tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chi trả tiền cho người lao động căn cứ vào biên lai đóng học phí, mức hỗ trợ học nghề không quá 3.000.000 đồng/khẩu (tối đa không quá 3 khẩu/hộ).

12. Hỏi: Chính sách của UBND tỉnh hỗ trợ đối với hộ nghèo khi Nhà nước thu hồi đất?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 13 Quyết định số 02/2010/QĐ-UBND thì hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất thuộc diện hộ nghèo theo tiêu chuẩn nghèo do Thủ tướng Chính phủ công bố tại thời điểm thu hồi đất ngoài hỗ trợ theo quy định chung còn được hỗ trợ để bảo đảm có chỗ ở, ổn định đời sống và sản xuất, cụ thể như sau:

1. Đối với các trường hợp học nghề sau khi đào tạo nghề xong (có chứng chỉ) được hỗ trợ 3.000.000 đồng cho mỗi lao động để mua sắm tư liệu sản xuất.

2. Đối với các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu tiếp tục sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ thêm tiền mua giống với mức tối đa 2.000.000 đồng cho một hộ gia đình, cá nhân.

3. Hỗ trợ tiền làm nhà ở khi hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở nhưng chưa được Nhà nước hỗ trợ tiền làm nhà ở lần nào là 3.500.000 đồng cho mỗi hộ gia đình, cá nhân.

4. Hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân khi bị thu hồi đất nông nghiệp đang sử dụng với thời hạn là 5 (năm) năm kể từ khi hoàn thành việc thu hồi đất và bàn giao mặt bằng cho tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo các mức sau:

a) Đối với các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp mà diện tích đất còn lại nhỏ hơn hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 70 của Luật Đất đai năm 2003 và Điều 69 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP thì được hỗ trợ như sau:

- Trường hợp thu hồi đất trên 50% diện tích đất đang sử dụng đến thời điểm thu hồi:

+ Các hộ có từ bốn nhân khẩu trở xuống: 500.000 đồng/tháng/hộ;

+ Các hộ có từ năm đến tám nhân khẩu: 800.000 đồng/tháng/hộ; 

+ Các hộ có từ chín nhân khẩu trở lên: 1.000.000 đồng/tháng/hộ;

- Trường hợp thu hồi đất từ 20% đến 50% diện tích đất đang sử dụng đến thời điểm thu hồi:

+ Các hộ có từ bốn nhân khẩu trở xuống: 400.000 đồng/tháng/hộ.

+ Các hộ có từ năm đến tám nhân khẩu: 600.000 đồng/tháng/hộ. 

+ Các hộ có từ chín nhân khẩu trở lên: 800.000 đồng/tháng/hộ.

- Trường hợp thu hồi đất dưới 20% diện tích đất đang sử dụng đến thời điểm thu hồi:

+ Các hộ có từ bốn nhân khẩu trở xuống: 300.000 đồng/tháng/hộ.

+ Các hộ có từ năm đến tám nhân khẩu: 450.000 đồng/tháng/hộ. 

+ Các hộ có từ chín nhân khẩu trở lên: 600.000 đồng/tháng/hộ.

b) Đối với các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp đang sử dụng mà diện tích đất còn lại lớn hơn hoặc bằng hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 70 của Luật Đất đai năm 2003 và Điều 69 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP thì được hỗ trợ bằng 50% mức quy định tại điểm a mục 4 nêu trên.

(còn nữa)

Phạm Công Minh

[links()]


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.