Multimedia Đọc Báo in

H’Gat Niê, lớn lên cùng ước mơ!

09:37, 21/07/2010
Năm 2002 khi mới 6 tuổi, một tai nạn giao thông đã cướp đi người cha mà em quý trọng, và 6 năm sau (2008), người mẹ cũng ra đi vì căn bệnh ung thư; nhưng nỗi đau lớn ấy không làm em chùn bước trên con đường học tập, liên tục 8 năm liền (2002 đến 2010) là học sinh khá, chăm ngoan. Đó là em H’gat Niê, học sinh lớp 8A4, Trường THCS 719 (huyện Krông Pak).
Em H’gat Niê
Em H’Gat Niê

Cha mẹ mất đi, 6 anh chị em phải nương tựa vào nhau để sống. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, chỉ có H’gat là được học tập đầy đủ, còn các chị chỉ học cho biết mặt “cái chữ” thì nghỉ  học. H’gat nghĩ, phải cố gắng học thật giỏi để thoát cảnh nghèo và đền đáp công nuôi nấng của anh, chị. Trong suốt những năm qua, ngày nắng cũng như mưa, em vẫn miệt mài đạp xe hơn 7 cây số đến trường, chăm chỉ nghe thầy cô giảng bài và cố gắng nắm bắt kiến thức ngay trên lớp, những điều chưa hiểu hay thắc mắc em nhờ bạn bè, thầy cô giải thích. Không có điều kiện học tập như các bạn, nên em tranh thủ học mọi lúc, mọi nơi, ngay cả khi bế cháu, vẫn cầm sách học bài. H’gat học đều tất cả các môn, nhưng em thích nhất là môn Toán và Hóa học. Không chỉ học khá, H’gat còn là một học sinh năng nổ, nhiệt tình tham gia các công tác Đội và luôn hòa đồng, quan tâm giúp đỡ bạn bè. Về nhà, là một người em ngoan trong gia đình biết giúp anh chị trông cháu, nấu cơm, quét dọn nhà cửa… Dù tuổi nhỏ nhưng em đã biết làm rất nhiều việc để phụ giúp gia đình như đi mót lúa, cà phê để đỡ bớt phần nào cho anh chị. H’gat tâm sự: “Hè về em chăn bò thuê để kiếm tiền may quần áo và mua đồ dùng học tập chuẩn bị cho năm học mới”. Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Trọng Kỷ nói, H’gat là một học trò chăm ngoan, biết nỗ lực vượt qua khó khăn của cuộc sống để đạt thành tích tốt trong học tập. Ước mơ lớn nhất của em là trở thành cô giáo, mang ánh sáng về buôn làng dạy dỗ các em nhỏ.
 Tô Ngọc

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.