Multimedia Đọc Báo in

Nghị lực vươn lên của cậu học trò bất hạnh

15:39, 25/07/2010

Ngay từ khi vừa chào đời, Nguyễn Văn Nam, học sinh lớp 9A, Trường THCS Nguyễn Huệ (Cư M’gar) đã có hoàn cảnh đáng thương. Không biết cha là ai, mẹ bị bệnh tâm thần bẩm sinh, không có khả năng lao động và cũng không biết chăm sóc con, nuôi con. Nam lớn lên trong sự chăm sóc, đùm bọc của bà ngoại và bà con chòm xóm tại thôn 4, xã Cư Suê (Cư M’gar).
Hoàn cảnh như thế nhưng Nam rất ngoan và chăm học. Nhà nghèo, khi lên lớp 6, em cứ một buổi đi học, buổi còn lại và những ngày nghỉ thì đi làm thuê làm mướn, kiếm từ 10.000 đồng – 20.000 đồng/ngày để nuôi mình và nuôi mẹ. Vào những kỳ nghỉ hè, Nam đi làm thuê cả ngày để kiếm tiền mua sách vở, đồ dùng học tập. Không thể mua được một chiếc xe đạp để đi, suốt 9 năm học, Nam phải cuốc bộ đến trường cách vài cây số nhưng năm nào em cũng đạt danh hiệu học sinh tiên tiến, hoặc học sinh giỏi. Năm học lớp 9, Nam còn đoạt giải Ba học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý. Trong kỳ thi tuyển vào lớp 10 vừa qua, Nam đã đỗ vào Trường THPT Cư M’gar với số điểm rất cao. Cậu học trò nhỏ ấy vẫn đang nỗ lực hết sức để thực hiện ước mơ trở thành một nhà quản lý kinh doanh giỏi.

 

Minh Nhật

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.