Multimedia Đọc Báo in

Nghị lực vượt khó của 2 anh em

10:42, 13/07/2010
Năm 2003, khi gia đình từ Cao Bằng vào lập nghiệp tại thôn 11, xã Cuôr Knia (Buôn Đôn) chưa lâu, cuộc sống còn khó khăn bộn bề thì chị Nông Thị Thớ mắc bệnh thần kinh.
 
Khi mẹ phát bệnh, 2 anh em Sùng Văn Hiển, Sùng Văn Hưng vẫn còn rất nhỏ. Cha các em phải bán hết ruộng đất, tài sản và vay nợ để đưa mẹ đi chữa bệnh khắp nơi nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. Từ một lao động chính trong gia đình, người mẹ trở nên suy sụp, không còn nhận ra người thân, không tự chăm sóc được bản thân mình và bị xích lại cột nhà để không bỏ đi lang thang. Từ khi mẹ bệnh, anh em Hiển, Hưng phải tự chăm sóc cho nhau và chăm cả mẹ. Suốt 7 năm nay, cả 2 anh em chỉ đi học nửa ngày, buổi còn lại thì đi làm thuê làm mướn để phụ cha lấy tiền mua thuốc cho mẹ và mua gạo sống đắp đổi qua ngày. Đều là con trai nhưng các em phải thay nhau cho mẹ ăn, vệ sinh tắm rửa, giặt giũ quần áo cho mẹ mà không nề hà.
Sùng Văn Hiển và Sùng Văn Hưng với người mẹ bất hạnh
Sùng Văn Hiển và Sùng Văn Hưng với người mẹ bất hạnh

Hoàn cảnh khó khăn như vậy nhưng cả 2 anh em đều rất ham học: Sùng Văn Hiển và Sùng Văn Hưng đang là học sinh lớp 11 trường THPT Buôn Đôn. Trong căn nhà rách nát, không điện, không góc học tập riêng, ngoài giờ đi làm để mưu sinh và chăm sóc mẹ, các em vẫn miệt mài học tập dưới ánh đèn dầu, nuôi dưỡng ước mơ: học giỏi thành tài để thoát nghèo và có tiền chữa trị cho mẹ.
Minh Nhật

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.