Vượt qua bệnh tật để học giỏi
15:08, 23/07/2010
Em Lữ Văn Ba, ở thôn 6, xã Ia Lơi (huyện Ea Súp) là học sinh lớp 12 trường THPT Ea Súp, mặc dù nhà rất nghèo, lại mang trong mình căn bệnh thiếu máu huyết tán bẩm sinh, nhưng em luôn cố gắng vươn lên trong học tập và nhiều năm liền đều đạt học sinh tiên tiến.
Sinh ra, Ba không được khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác, chân tay em không phát triển bình thường mà cứ teo dần, cho đến năm học lớp 6 bệnh em mới trở nặng. Từ đó đền nay, cứ dăm bữa nửa tháng gia đình lại phải đưa em lên bệnh viện Đa khoa tỉnh để truyền máu. Nhà nghèo không có điều kiện chữa trị dứt điểm, mỗi tháng, phải tích cóp từng đồng lương thương binh của bố, cộng với vay mượn hàng xóm mới đủ tiền truyền máu cho em. Đã 19 tuổi mà trông em như đứa trẻ lớp 6, dù bệnh tật, nhưng Ba rất ham học. Hằng ngày, ngoài giờ học trên lớp, ở nhà rảnh lúc nào em lại ngồi vào bàn học lúc đó, những bài tập trên lớp hay trong sách giáo khoa em đều cố gắng làm hết, bài nào không hiểu, em lấy bút khoanh lại rồi hôm sau lên lớp nhờ thầy cô giảng. Cứ như thế, học lực của Ba không thua kém bạn nào trong lớp, nhiều năm liền đều được học sinh tiên tiến. Trên trường, Ba là tấm gương sáng để các bạn noi theo, luôn được thầy yêu, bạn mến, vì vậy em không hề cảm thấy tự ti về bệnh tật của mình. Mọi phong trào của lớp, trường Ba đều nhiệt tình tham gia mặc dù sức khỏe không cho phép. Là con út trong gia đình có 3 anh em đều bị tật bẩm sinh (chân tay teo, người nổi nhiều u, cục), nhà lại nghèo nên 2 người anh không được cắp sách đến trường học như bao bạn bè cùng lứa mà phải sớm tham gia lao động giúp bố mẹ, chỉ có Ba là người em duy nhất được đi học. Hiểu được nỗi vất vả của gia đình, nên ngoài thời gian học tập, Ba thường phụ giúp bố mẹ làm những việc nhẹ nhàng như nấu cơm, cho heo ăn. Bố em là một thương binh mất khả năng lao động, mẹ cũng vì lo lắng nhiều mà sinh chứng rối loạn tuần hoàn não; kinh tế gia đình chỉ còn trông chờ vào 1,5 ha rau màu đã cằn cỗi vì thiếu người chăm sóc. Bà Hà Thị Lan, mẹ của em tâm sự: “mỗi tháng gia đình đều phải đi vay tiền để đưa con đi truyền máu, rồi đến mùa thu hoạch bắp bán đi mới có trả cho người ta. Nhiều lần chưa vay kịp tiền đưa con đi bệnh viện, nhìn con ngất lả trên tay mà như đứt từng khúc ruột”. Căn nhà nhỏ tuềnh toàng lại thêm những con người bệnh tật càng khiến cho nó liêu xiêu hơn, góc học tập của Ba nằm gọn ghẽ bên cạnh ô cửa sổ nhỏ được che mưa bằng mảnh nilon đã bạc màu, đây là nơi em vẫn thường nung nấu bao ước mơ: Em chỉ mong sao có sức khỏe như bao bạn bè khác để được tiếp tục đi học, không làm được việc gì giúp bố mẹ nên em chỉ biết học thật tốt để bố mẹ khỏi buồn lòng”.
Em Lữ Văn Ba, dù bị bệnh tật nhưng vẫn luôn cố gắng học tốt. |
Sinh ra, Ba không được khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác, chân tay em không phát triển bình thường mà cứ teo dần, cho đến năm học lớp 6 bệnh em mới trở nặng. Từ đó đền nay, cứ dăm bữa nửa tháng gia đình lại phải đưa em lên bệnh viện Đa khoa tỉnh để truyền máu. Nhà nghèo không có điều kiện chữa trị dứt điểm, mỗi tháng, phải tích cóp từng đồng lương thương binh của bố, cộng với vay mượn hàng xóm mới đủ tiền truyền máu cho em. Đã 19 tuổi mà trông em như đứa trẻ lớp 6, dù bệnh tật, nhưng Ba rất ham học. Hằng ngày, ngoài giờ học trên lớp, ở nhà rảnh lúc nào em lại ngồi vào bàn học lúc đó, những bài tập trên lớp hay trong sách giáo khoa em đều cố gắng làm hết, bài nào không hiểu, em lấy bút khoanh lại rồi hôm sau lên lớp nhờ thầy cô giảng. Cứ như thế, học lực của Ba không thua kém bạn nào trong lớp, nhiều năm liền đều được học sinh tiên tiến. Trên trường, Ba là tấm gương sáng để các bạn noi theo, luôn được thầy yêu, bạn mến, vì vậy em không hề cảm thấy tự ti về bệnh tật của mình. Mọi phong trào của lớp, trường Ba đều nhiệt tình tham gia mặc dù sức khỏe không cho phép. Là con út trong gia đình có 3 anh em đều bị tật bẩm sinh (chân tay teo, người nổi nhiều u, cục), nhà lại nghèo nên 2 người anh không được cắp sách đến trường học như bao bạn bè cùng lứa mà phải sớm tham gia lao động giúp bố mẹ, chỉ có Ba là người em duy nhất được đi học. Hiểu được nỗi vất vả của gia đình, nên ngoài thời gian học tập, Ba thường phụ giúp bố mẹ làm những việc nhẹ nhàng như nấu cơm, cho heo ăn. Bố em là một thương binh mất khả năng lao động, mẹ cũng vì lo lắng nhiều mà sinh chứng rối loạn tuần hoàn não; kinh tế gia đình chỉ còn trông chờ vào 1,5 ha rau màu đã cằn cỗi vì thiếu người chăm sóc. Bà Hà Thị Lan, mẹ của em tâm sự: “mỗi tháng gia đình đều phải đi vay tiền để đưa con đi truyền máu, rồi đến mùa thu hoạch bắp bán đi mới có trả cho người ta. Nhiều lần chưa vay kịp tiền đưa con đi bệnh viện, nhìn con ngất lả trên tay mà như đứt từng khúc ruột”. Căn nhà nhỏ tuềnh toàng lại thêm những con người bệnh tật càng khiến cho nó liêu xiêu hơn, góc học tập của Ba nằm gọn ghẽ bên cạnh ô cửa sổ nhỏ được che mưa bằng mảnh nilon đã bạc màu, đây là nơi em vẫn thường nung nấu bao ước mơ: Em chỉ mong sao có sức khỏe như bao bạn bè khác để được tiếp tục đi học, không làm được việc gì giúp bố mẹ nên em chỉ biết học thật tốt để bố mẹ khỏi buồn lòng”.
Lê Thành
Ý kiến bạn đọc