Multimedia Đọc Báo in

Sau khi đã ly hôn vẫn đánh "vợ"

10:52, 18/01/2014

Tòa soạn Báo Dak Lak vừa nhận được đơn phản ánh của bà Trần Thị Xem (SN 1959, trú tại thôn 16, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn) với nội dung:

Do cuộc sống vợ chồng giữa bà Xem và chồng là ông Trần Văn Sự (SN 1954) “cơm canh chẳng lành” do ông Sự thường xuyên đánh đập bà nên hai bên đã quyết định ly hôn và được TAND huyện Buôn Đôn ký Quyết định công nhận thành ngày 5-12-2012. Tuy nhiên, từ khi ly hôn đến nay ông Sự vẫn hay tìm đánh đập bà (5 lần), gây cho bà nhiều thương tích trên người phải điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Buôn Đôn. Lần đầu sau khi ly hôn bà Xem bị đánh, bà đã trực tiếp đến UBND xã Ea Bar trình báo sự việc, yêu cầu can thiệp giải quyết và UBND xã cũng yêu cầu ông Trần Văn Sự đến UBND xã làm việc viết giấy cam kết không đánh bà Xem nữa. Nhưng chứng nào tật ấy, ông Sự vẫn đánh bà Xem, khi bà gọi điện thoại cho Công an xã thì nhận được câu trả lời “Để khi nào xảy ra thương tích lớn rồi chúng tôi xuống đưa đi giám định mới có căn cứ xử lý luôn thể”. Lần gần đây nhất là vào trưa 10-11-2013, ông Sự đi ăn tiệc mừng cháu nội đầy tháng tại thị xã Buôn Hồ về, khi bà Xem đang hái cà phê tại rẫy thì ông Sự ra đánh bà Xem và cướp đi một điện thoại di động hiệu Nokia trị giá 2 triệu đồng của bà Xem, trong lúc đó có anh Nguyễn Chí Quang (SN 1983), là người hái cà phê thuê và chị Nguyễn Thị Phương (SN 1958) là người thu mua cà phê (cùng trú tại thôn 6, xã Cuôr Knia, huyện Buôn Đôn) đến can ngăn cũng bị ông Sự đánh (hiện cả hai người này cũng đã làm đơn tố cáo sự việc gửi lên UBND xã Ea Bar chờ giải quyết).

Ông Nguyễn Đình Chiến, Phó Trưởng Công an xã Ea Bar xác nhận, việc ông Trần Văn Sự ở thôn 16, xã Ea Bar đánh bà Xem, ông Nguyễn Chí Quang và bà Nguyễn Thị Phương như đã nói trên là có thật. Sự việc này cũng được ông Trần Văn Sự thừa nhận việc đánh người là do ông say rượu. Ông đã dùng tay, chân đánh vào ngực và một bên mắt phải của bà Xem.

Đề nghị các cơ quan, chức năng huyện Buôn Đôn sớm vào cuộc xử lý dứt điểm vụ việc để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân và nghiêm trị những kẻ coi thường pháp luật.

Tổ Bạn đọc


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.