Multimedia Đọc Báo in

Khó khăn trong công tác thu phí bảo trì đường bộ ở xã Krông Na

09:57, 13/04/2014
Công tác thu phí bảo trì đường bộ được chính quyền xã Krông Na (huyện Buôn Đôn) triển khai từ tháng 12-2013.
 
UBND xã giao cho các thôn, buôn mà chủ yếu là Trưởng thôn, buôn và công an viên tại địa bàn thu phí. Sau 4 tháng triển khai, đến thời điểm này, toàn xã thu phí giao thông đường bộ của cả 2 năm 2013, 2014 mới chỉ được hơn 15 triệu đồng, đạt 20% trong tổng phí thu của toàn xã khoảng 80 triệu đồng.

Theo quy định, tất cả các gia đình ở xã Krông Na có xe mô tô sẽ tiến hành kê khai với bộ phận tài chính xã về dung tích xi lanh, giấy tờ xe có liên quan. Gia đình có xe mô tô có dung tích xi lanh từ 100 cm3 trở xuống sẽ đóng phí bảo trì đường bộ là 50.000 đồng/1 xe/1 năm; xe mô tô có dung tích xi lanh trên 100 cm3 sẽ đóng 105.000 đồng/1 xe/1 năm. Những xe mô tô thuộc quyền sở hữu của hộ nghèo, xe của quân đội, công an… làm nhiệm vụ thì không đóng phí bảo trì đường bộ. Tuy nhiên, người dân trên địa bàn xã kê khai phương tiện giao thông chưa chính xác vì có rất nhiều hộ có con em đi học, đi làm ăn xa không kê khai, số lượng xe phát sinh cũng tương đối nhiều đã gây khó khăn cho công tác kiểm soát đầu phương tiện. Mặc khác, đây là năm đầu tiên triển khai thu phí sử dụng đường bộ trên đầu phương tiện nên còn gặp nhiều khó khăn, công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân chưa được sâu rộng và ý thức tự giác đóng phí của người dân chưa cao. Ông Y Lưm Knul, Phó Chủ tịch UBND xã Krông Na cho biết: Triển khai thu phí vào tháng 12-2013 nhưng đến đầu năm 2014, các thôn, buôn mới bắt đầu thu phí. Khi đi đóng phí, người dân phải đóng cho cả năm 2013 và 2014 nên có một số hộ dân chỉ đóng phí của năm 2014 mà không chịu đóng cho năm 2013. Biện pháp giải quyết khó khăn trước mắt vẫn là sắp tới Trưởng các thôn, buôn, công an viên địa bàn trực tiếp thu phí đến từng hộ gia đình tuyên truyền, vận động, giải thích cho người dân hiểu về trách nhiệm của người sử dụng phương tiện khi tham gia giao thông và mục đích của việc thu phí bảo trì đường bộ.

Thanh Mười


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.