Multimedia Đọc Báo in

Huyện Ea Súp: Công trình nơi bỏ hoang, nơi dang dở

09:55, 19/10/2016

Thời gian qua, trên địa bàn huyện Ea Súp có nhiều công trình được xây dựng trị giá hàng tỷ đồng nhưng không phát huy tác dụng, gây lãng phí và bức xúc trong nhân dân.

Công trình chợ Cư K’bang (xã Cư K’bang) được khởi công năm 2012 và nghiệm thu đưa vào sử dụng từ cuối năm 2013 với kinh phí 1,3 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình 135. Đây cũng là một trong những hạng mục trong Chương trình xây dựng nông thôn mới của xã Cư K’bang. Tuy nhiên, từ khi hoàn thành đến nay, chợ K’bang vẫn để hoang do không có ai đăng ký vào buôn bán. Hiện nay, cả khu chợ với diện tích 300 m2 này được UBND xã Cư K’bang cho một hộ dân ở xã Ea Lê mượn bán hàng ăn uống!

Nhà hiệu bộ Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (xã Ya Tờ Mốt) vẫn chưa thể hoàn thành sau 4 năm vì… thiếu vốn.  Ảnh: P.Ba
Nhà hiệu bộ Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (xã Ya Tờ Mốt) vẫn chưa thể hoàn thành sau 4 năm vì… thiếu vốn.   Ảnh: P.Ba

Trong khi có những công trình trị giá hàng tỷ đồng xây xong bỏ hoang thì cũng có công trình xây mãi không xong vì… thiếu vốn. Như công trình nhà hiệu bộ của Trường Tiểu học Lê Quý Đôn ngay tại trung tâm xã Ya Tờ Mốt với mức đầu tư hơn 2 tỷ đồng, ngân sách tỉnh và huyện đã đầu tư và thanh toán hơn 1 tỷ đồng; số vốn còn thiếu đến nay vẫn chưa có nên công trình này hiện vẫn còn dang dở. Theo Ban Quản lý Dự án huyện Ea Súp, sở dĩ công trình này chậm hoàn thành là do ảnh hưởng của việc năm 2011 Chính phủ có chủ trương về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định an sinh xã hội, nguồn vốn cấp trên không có  điều tiết, trong khi đó, huyện Ea Súp không thể bố trí được.

Chợ Cư K’bang sau 3 năm xây dựng vẫn không có người buôn bán. Ảnh: P. Ba
Chợ Cư K’bang sau 3 năm xây dựng vẫn không có người buôn bán. Ảnh: P. Ba

Được biết, ngoài chợ Cư K’bang, tại huyện Ea Súp còn có chợ xã Ya Lốp và Ya Tờ Mốt cũng được xây dựng xong rồi… bỏ hoang vì không có người buôn bán.   

 Phan Ba


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.