Multimedia Đọc Báo in

Người dân thôn Cao Bằng cần lắm một con đường

07:47, 08/01/2017

Từ lâu nay, hơn 100 hộ dân ở thôn Cao Bằng, xã Ea Yông (huyện Krông Pắc) vẫn luôn mong mỏi có một con đường kiên cố, thuận lợi để đi lại và vận chuyển hàng hóa.

Mặc dù chỉ cách hơn 5 cây số nhưng người dân thôn Cao Bằng phải mất gần nửa giờ đồng hồ mới  ra đến trung tâm xã. Nguyên nhân chủ yếu là do đoạn đường nối từ thôn ra trung tâm xã là đường đất lầy lội, lại phải vượt qua 3 con dốc cao. Ông Lưu Văn Giàng, một người dân ở thôn Cao Bằng, cho biết: “Đường đất xuống cấp, việc đi lại rất khó khăn. Hằng năm, bà con trong thôn đều tự nguyện góp công, góp tiền mua đất đắp đường song đó cũng chỉ là giải pháp tình thế. Mùa khô còn đỡ, khi mùa mưa đến, nước cuốn trôi hết đất đắp đường, nhất là ở 3 con dốc. Đoạn đường bị xói mòn, trơ lại rãnh, mương, đá gồ ghề, lầy lội, trơn trượt đi không được. Đường xấu, người dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận chuyển nông sản, các cháu học sinh cũng rất vất vả khi đến trường vào mùa mưa”.

Nguyện vọng của nhân dân thôn Cao Bằng là Nhà nước sớm đầu tư xây dựng con đường để bà con đi lại thuận tiện, tăng cường thông thương hàng hóa, góp phần ổn định đời sống, phát triển kinh tế.

Quốc Huy 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.