Multimedia Đọc Báo in

Sân bay Tà Cơn - chứng tích một thuở hào hùng

22:38, 16/07/2019

Giữa bốn bề núi non huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), Sân bay Tà Cơn còn lưu giữ chứng tích một thuở hào hùng của quân dân ta trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.

Trên hành trình khám phá tour du lịch vùng phi quân sự (DMZ) ở "miền đất lửa" Quảng Trị, du khách không thể bỏ quan di tích Sân bay Tà Cơn.

Vào những năm 1966 - 1968, Sân bay Tà Cơn là một mắt xích quan trong trong phòng tuyến Khe Sanh của Mỹ ở Quảng Trị; được xem là trung tâm chỉ huy của hệ thống căn cứ tại đây đồng thời là nơi tập trung nhiều binh lính, vũ khí và bố trí hỏa lực mạnh nhất ở Khe Sanh. 

Toàn sân bay Tà Cơn giống như một lòng chảo với bốn bề là núi non, bên trong xây dựng rất quy mô, có sở chỉ huy, đài chỉ huy, đài liên lạc… cùng nhiều hệ thống công sự phòng ngự dày đặc, ở giữa là đường băng được lát bằng hàng ngàn tấm ri nhôm và ri sắt, là nơi cất, hạ cánh cho các loại máy bay chuyên vận tải quân sự hạng nặng, máy bay trực thăng chở quân và trực thăng vũ trang các loại.

a
Máy bay vận tải hạng nặng của quân đội Mỹ còn nguyên trên đường băng bằng ri sắt 

Sân bay Tà Cơn được quân đội Mỹ xem như một pháo đài bất khả chiến bại. Nhưng trước sức mạnh những cuộc tiến công giải phóng Khe Sanh của QĐND Việt Nam từ tháng 2 đến tháng 7-1968, quân đội Mỹ không còn cách nào khác ngoài việc mở cuộc rút quân chiến thuật bằng không quân nhằm cứu hàng nghìn lính Mỹ ra khỏi nơi đây. Buộc phải bỏ và phá hủy căn cứ, quân đội Mỹ đã thất bại hoàn toàn trên chiến trường Quảng Trị khi để cứ điểm rơi vào tay Quân Giải phóng. 

Là nơi ghi dấu chiến tích oanh liệt của QĐND Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, hiện Sân bay Tà Cơn là một trong những di tích lịch sử quốc gia nổi tiếng ở Quảng Trị, là điểm dừng chân của  tour du lịch DMZ.

Cùng với Nhà bảo tàng trưng bày những hình ảnh, vũ khí của lính Mỹ, lính quân đội chế độ cũ và Quân Giải phóng, sân bay còn lưu giữ những hiện vật như máy bay, xe tăng mà quân đội Mỹ từng dùng tham chiến tại chiến trường Khe Sanh - Tà Cơn vào nửa thế kỷ trước, cùng hệ thống hầm hào, công sự, doanh trại, đường băng sân bay… giúp du khách hình dung phần nào về quy mô, sự khốc liệt của chiến tranh, qua đó thêm trân trọng giá trị hòa bình hôm nay .

Một số hình ảnh tại di tích Sân bay Tà Cơn: 

a

Chiếc máy bay vận tải CH-47 hạng nặng của quân đội Mỹ chuyên vận chuyển người, vũ khí và lượng thực từng tham chiến tại chiến trường Khe Sanh

 

a
Trực thăng UH1 chuyên chở quân được quân đội Mỹ sử dụng nhiều nhất, đồng thời cũng bị bắn hạ  nhiều nhất trong chiến tranh Việt Nam và chiến trường Khe Sanh 

 

a
Xe tăng M48 được sử dụng để yểm trợ bộ binh Mỹ cũng như tiêu diệt đối phương 

 

a
Xe thiết giáp chở quân M113 sử dụng rất phổ biến trong quân đội Mỹ và đồng minh với tính năng di chuyển vượt trội và hỏa lực mạnh

 

a
Hệ thống doanh trại của quân đội Mỹ trong sân bay Tà Cơn 

 

a
Hệ thống giao thông hào liên hoàn trong sân bay

 

a
Hầm hào, công sự phòng thủ được xây dựng kiên cố 

  

a
Súng trường và súng chống tăng của Quân Giải phóng tại bảo tàng sân bay

 

a
Vũ khí tham chiến của quân đội Mỹ trưng bày tại Bảo tàng sân bay

 

a
Trong sân bay còn lưu giữ chứng tích bom đạn quân đội Mỹ trút xuống chiến trường Quảng Trị.

 

a
Xác máy bay địch bị bắn rơi trong chiến dịch Khe Sanh

 

Lê Trung

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.