Multimedia Đọc Báo in

Cần trả lại mặt bằng vành đai cổng vào Di tích lịch sử Nhà đày Buôn Ma Thuột

10:46, 20/08/2014
Vành đai cổng vào Di tích lịch sử Nhà đày Buôn Ma Thuột trên đường Tán Thuật, TP. Buôn Ma Thuột bị người dân xung quanh lấn chiếm làm mặt bằng để kinh doanh buôn bán cà phê, quán nhậu, đồ ăn sáng… nên hàng ngày có nhiều xe cộ dựng ngay trên lối vào di tích làm mất mỹ quan, gây khó chịu cho du khách tham quan.
 
Không những thế, dòng chữ “Trung tâm quản lý di tích, Di tích lịch sử Nhà đày Buôn Ma Thuột” trên cổng chào bị tán cây của nhà dân cạnh đó che mất một nửa.
Cổng vào Di tích lịch sử Nhà đày Buôn Ma Thuột trên đường Tán Thuật bị bao vây, che lấp bởi cây cối và xe cộ của khách uống  cà phê.
Cổng vào Di tích lịch sử Nhà đày Buôn Ma Thuột trên đường Tán Thuật bị bao vây, che lấp bởi cây cối và xe cộ của khách uống cà phê.

Nhà đày Buôn Ma Thuột được xây dựng năm 1930, được công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 10-7-1980, là nơi giam giữ, đày ải tù chính trị yêu nước của các tỉnh Trung Kỳ và ngày nay trở thành địa chỉ đỏ trong việc gìn giữ, phát huy truyền thống của cha ông. Một địa chỉ tôn nghiêm như vậy nên các cơ quan chức năng cần có biện pháp xử lý tình trạng trên.

Nhật Minh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.