Multimedia Đọc Báo in

Triển lãm "Voi Tây Nguyên" tại Hà Nội

18:16, 28/11/2017

Lần đầu tiên chủ đề về “Voi Tây Nguyên” được tổ chức triển lãm tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam – Hà Nội từ ngày 25 đến hết ngày 30-11-2017.
     

Lãnh đạo...
Lãnh đạo Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tặng hoa chúc mừng ông Khăm Phết Lào

40 hiện vật, 38 bức ảnh và phim video cùng hệ thống các bài viết về voi Tây Nguyên được Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trưng bày giới thiệu dựa trên công trình nghiên cứu khoa học “Voi trong đời sống cộng đồng dân tộc M’nông” của TS. Trần Tấn Vịnh – Giám đốc Bảo tàng Quảng Nam, bao gồm: Tập tính của voi; Săn bắt và thuần dưỡng voi rừng; Chăm sóc sức khỏe cho voi; Voi trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người M’nông.
     

Khách ...
Khách tham quan triển lãm

Được biết, phần lớn hiện vật, hình ảnh được trưng bày, giới thiệu tại triển lãm do ông Khăm Phết Lào (buôn Kô Tam, xã Ea Tu – TP. Buôn Ma Thuột), con trai của “Vua săn bắt voi” Ama Kông (1910 - 2012) trao tặng cho bảo tàng từ năm 2014 đến nay.
      

Voi...
Voi ở Buôn Đôn hiện nay được cán bộ Trung Tâm Bảo tồn Voi Đắk Lắk chăm sóc sức khỏe thường xuyên

Triển lãm trên nằm trong chuỗi hoạt động nhân dịp Kỷ niệm 20 năm thành lập Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam  (1997 - 2017).
                                                                                               

Phương Đình
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.