Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo khoa học về bảo tồn di sản âm nhạc cổ truyền các dân tộc thiểu số ở Trung bộ và Tây Nguyên

10:24, 11/04/2018

Ngày 10-4, tại TP. Buôn Ma Thuột, Viện nghiên cứu Âm nhạc Việt Nam phối hợp với Sở VH-TT-DL tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn di sản âm nhạc cổ truyền các dân tộc thiểu số ở Trung bộ và Tây Nguyên – chính sách và thực tiễn”.

Hơn 20 nhà quản lý, nghiên cứu, hoạt động văn hóa, nghệ thuật và nghệ nhân am hiểu vốn âm nhạc cổ truyền các dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên tham dự hội thảo.     

Phó GS- TS...
Phó GS- TS Nguyễn Bình Định, Viện nghiên cứu Âm nhạc Việt Nam chủ trì hội thảo

Phó GS - TS. Nguyễn Bình Định, Viện nghiên cứu Âm nhạc Việt Nam cho biết, hội thảo này nằm trong chương trình, kế hoạch thực hiện đề tài nghiên cứu cấp Quốc gia “Những giải pháp cấp bách nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản âm nhạc cổ truyền các dân tộc thiểu số Việt Nam” thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia giai đoạn 2016 – 2020 do Bộ VH-TT-DL đề cử và Ủy ban Dân tộc của Chính phủ giao cho Viện nghiên cứu Âm nhạc Việt Nam chủ trì, thực hiện.     

Nhạc sĩ...

Nhạc sĩ Linh Nga Niê Kdăm (Đắk Lắk) đóng góp ý kiến tại hội thảo

Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến, tham luận thiết thực và có ý nghĩa của đại biểu tham dự, xoay quanh các vấn đề: Thực trạng bảo tồn di sản Âm nhạc các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên; Chủ trương, chính sách liên quan đến công tác bảo tồn vốn âm nhạc cổ truyền dân tộc; Diện mạo, đặc trưng và giá trị văn hóa - nghệ thuật trong di sản Âm nhạc cổ truyền Tây Nguyên; Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị âm nhạc của các dân tộc thiểu số trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay…

Được biết trên cơ sở đó, Viện nghiên cứu Âm nhạc Việt Nam - đơn vị thực hiện đề tài sẽ đề xuất tham mưu cho các cơ quan chức năng nghiên cứu, hoàn thiện chính sách dân tộc nói chung và công tác bảo tồn, phát huy di sản Âm nhạc cổ truyền các dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng vào năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
                                                                                           

Phương Đình
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.