Multimedia Đọc Báo in

Lễ hội Văn hóa dân gian Việt Bắc xã Cư Êwi

07:05, 10/02/2019

Trong hai ngày 9 và 10-2 (Mùng 5 và 6 Tết), tại xã Cư Êwi (huyện Cư Kuin) đã diễn ra Lễ hội Văn hóa dân gian Việt Bắc lần thứ 6 Xuân 2019 của đồng bào các dân tộc phía Bắc đang sinh sống tại đây.

Lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ như hát then (dân tộc Tày), hát lượn hà lều (dân tộc Nùng), xình ca (dân tộc Cao Lan), xính cọ (dân tộc Sán Chỉ)…; các trò chơi dân gian: tung còn, bịt mắt đánh trống, lày cỏ… Đặc biệt, tại Lễ hội còn có sự tham gia biểu diễn của các câu lạc bộ hát then, đàn tính đến từ TP. Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ, huyện Cư M’gar và huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Nông).

Xã Cư Êwi có gần một nửa dân số là người dân tộc thiểu số đến từ các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn... Qua nhiều năm gắn bó với mảnh đất này, cuộc sống của người dân nơi đây ngày càng ổn định và phát triển.

Lễ hội được tổ chức định kỳ 2 năm một lần, là hoạt động nhằm khích lệ khích lệ tinh thần nhân dân vui xuân trong dịp Tết cổ truyền, đồng thời nhằm bảo tồn, lưu truyền và phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số.

Một số hình ảnh tại Lễ hội:

A
Lễ hội bắt đầu bằng những tiết mục văn nghệ dân gian đặc sắc như hát then, đàn tính của dân tộc Tày

 

... múa quạt
Tiết mục múa quạt của dân tộc Nùng

 

Cùng sự giao lưu v
Giao lưu giữa các câu lạc bộ hát then, đàn tính trong và ngoài tỉnh. (Trong ảnh: Tiết mục biểu diễn của Câu lạc bộ hát then, đàn tính xã Đắk Sôr, huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Nông)

 

A
Giao lưu văn hóa với đồng bào dân tộc Êđê tại chỗ

 

A
Trò chơi ném còn... 

 

A
 

A 
Niềm vui còn trúng đích

 

A
Trò bịt mắt đánh trống cũng thu hút đông đảo người dân cổ vũ 

Nguyễn Gia

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.